482
Khi con người gặp phải những sức ép của sự đe dọa, một va chạm, một sự lo âu, thì các cơ chế phòng vệ xuất hiện nhằm giúp người ta tránh những phiền phức, giữ được sự cân bằng tâm lý. Các cơ chế phòng vệ thường là ở dạng vô thức.
- Cơ chế dồn nén. Đó là sự chối bỏ thực tế. Gạt ra khỏi ý thức những ý tưởng, cảm xúc, kinh nghiệm tiêu cực. Chúng ta né tránh những thực tế không vui lòng bằng cách né tránh nó đi. Chúng ta ngoảnh đi trước những cảnh tượng đau buồn, tránh không đề cập tới những vấn đề khó giải quyết.
- Cơ chế bù trừ. Là một cố gắng che đậy những khuyết điểm cá nhân bằng cách phát triển những nét tích cực trong nhân cách. Ví dụ, người bị khuyết tật về thể chất cố học thật giỏi.
- Cơ chế quy lỗi. Là gán cho người khác những ý nghĩ lỗi lầm hay ước muốn của chúng ta. Chúng ta đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi. Thường chúng ta hay đổ lỗi cho số phận, hên
- Cơ chế viện lý giả tạo. Là đưa ra những lý lẽ không đúng sự thực để giải thích cho hành động của mình.
- Cơ chế chuyển di. Tức là di chuyển một cảm xúc, một phản ứng đối với đối tượng này sang đối tượng khác. “Giận cá chém thớt”
- Cơ chế thoái lui. Tức là dùng những hành vi của trẻ con để trốn tránh trách nhiệm, ngại thử thách. Ví dụ, một người có thể dậm chân, dậm cẳng, khóc òa khi tức giận hay buồn đau.
Các cơ chế này giải thích phần nào những hành vi ứng xử tiêu cực của đối tác giao tiếp, khiến chúng ta nhìn nhận họ một cách bao dung hơn. Một số hành vi ứng xử của đối tác giao tiếp khiến ta cảm thấy khó chịu, bực tức nhưng đằng sau đó có thể chỉ là sự giải tỏa mất cân bằng trong vô thức của họ mà thôi.
Xem thêm: Các cơ chế tâm lý xã hội