Trang chủ Tâm lý học Bản lĩnh là gì?

Bản lĩnh là gì?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 383 views

Tìm hiểu về khái niệm bản lĩnh.

Bản lĩnh là gì?

Bản lĩnh là gì?

1. Bản lĩnh thuộc phạm trù tinh thần.

Xét theo nghĩa chung nhất “bản lĩnh là một đức tính tự quyết quyết định, tự định đoạt một cách độc lập không bị chi phối bởi áp lực hay hoàn cảnh bên ngoài” [Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH, 1988, tr.31].

Bản lĩnh là một trạng thái của thái độ, của mọi năng lực được tổng hợp lại dưới dạng của trạng thái tinh thần. Nếu không gắn tình huống cụ thể nào thì bản lĩnh thuần tuý có tính tâm lý học. Bản lĩnh là trạng thái đặc biệt có năng lực thúc đẩy hành vi theo định hướng rõ rệt. Thành ngữ Việt Nam có khá nhiều trong dân gian để chỉ những người mà trong hành vi của họ thể hiện sự thiếu bản lĩnh, chẳng hạn “rầm cũng ư, mười tư cũng gật”. “gió chiều nào che chiều ấy”, “người ba phải “v.v và v.v…

Xét theo khía cạnh tâm lý cho thấy bản lĩnh còn có các khía cạnh đóng nghĩa xét trong một số trạng thái tâm lý. Nếu không dũng cảm thì bản lĩnh không thể có được, nếu không kiên trì thì bản lĩnh cũng không xuất hiện, nếu cả nể cũng thủ tiêu bản lĩnh. Người tham lam không thể có bản lĩnh.

Bản lĩnh phải được xét trong những yếu tố thuộc tính. Nghĩa là nhìn bề ngoài trạng thái bản lĩnh có thể “hao hao” với các trạng thái tiêu cực khác: chẳng hạn tính “trước sau như một” của người có bản lĩnh khác trên căn bản với sức ý, thói “cùn”, tính bảo thủ. Bản lĩnh tuyệt nhiên cũng không phải là sự lên gần giả tạo, có làm ra vẻ ta đây có bản lĩnh, cố tạo cho mình những nét ngang ngang đốc đáo khác người. Bản lĩnh thuộc phạm trù của sự tiến bộ, xu hướng tích cực. Nó “trùng khớp” nhất định với một số trạng thái tâm lý tích cực khác ví như: sự dũng cảm, sự kiên trì, đức hy sinh; tính gương mẫu.

Nhưng yếu tố bản lĩnh mà xét theo khía cạnh tâm lý thuẫn tuý chẳng qua chỉ là phương pháp cá biệt hoá, trừu tượng hoá để phân tích. Trên thực tế không có thái độ tâm lý – thần kinh nào lại xuất hiện trống rỗng không có nội dung, không có “sự kiện”. Nghĩa là bản lĩnh chỉ được hình thành và vì thế chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh cụ thể của hoạt động sống của con người. Trong hoạt đồng kinh tế, chính trị, nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hóa đều xuất hiện yếu tố bản lĩnh. Trong hoạt động xã hội hoặc kinh tế xã hội, cổ nhiều biểu hiện trong hoạt động sống của các cá nhân, ở đó yếu tố bản lĩnh được thể hiện. Ở mỗi cương vị cần một “kiểu” của bản lĩnh. Tuy nhiên, những phẩm chất phổ biến trên sẽ không giống nhau trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động của mỗi người.

2. Bản lĩnh là khái niệm thuộc phạm trù Người.

Nó là hiện thân và chỉ có ý nghĩa đối với con người sống trong xã hội. Đây là đức tính có tính tổng hợp của con người xã hội, nó thể hiện ở tính kiên định và khả năng quyết định một cách độc lập thái độ, hành vi (hành động) của chủ thể (người); không vì một tác động. một áp lực bên ngoài nào làm thay đổi quan điểm, thay đổi chí hướng của mình; bằng ý chí và với năng lực của chính mình, chủ thể quyết tâm thực hiện mục đích theo chỉ hướng kiện định của chủ thể.

Rõ ràng, bản lĩnh của một con người không phải là và không chỉ thể hiện ở các yếu tố riêng biệt; nó là một chỉnh thể tổng hoà tất cả các yếu tố của một con người năng động – sáng tạo – hiệu quả, mà các yếu tố hợp thành cơ bản nhất đó là: khí chất, phẩm chất, năng lực.

3. Khí chất là nền tảng về bản chất sinh lí – tâm lí của con người – nó xây dựng nên mặt vật chất của cấu trúc bản lĩnh.

Sinh lí – tâm lí của một con người là cái quy định khí chất. Khí chất mạnh mẽ, cứng rắn, kiên quyết – cải tạo cơ sở cho ý chí quyết tâm, không nghiêng ngủ trước những xáo động của thời cuộc, trước những thách thức của đời sống, trước uy vũ và khủng bố cá nhân, xã hội. Tất nhiên, ở đây không nhầm lẫn rằng, khí chất mạnh mẽ chỉ có ở những cá nhân sôi nổi, mà nó tồn tại cả ở những cá nhân có khi chất trầm; tính kiên định và quyết tâm không chỉ thể hiện ở người mạnh mẽ mà cả ở người hoà nhã, nhẹ nhàng…

XEM: Khí chất là gì? Tìm hiểu 4 kiểu khí chất cơ bản

Phẩm chất được hình thành cơ bản trên khí chất, nhưng do điều kiện chính trị- xã hội – văn hoá quyết định và phát triển. Khi chất cứng rắn, kiên quyết, kiên định được nuôi dưỡng trong môi trường chính trị-xã hội -văn hoá tốt sẽ làm nở rộ các phẩm chất tốt đẹp ở con người. Phẩm chất con người là những yếu tố có giá trị xã hội, mà cuối cùng là yếu tố dân tộc – quốc gia – giai cấp quy định. Đây là những chất người mà chủ thể đáp ứng tốt các yêu cầu chính trị -xã hội đề ra. Phẩm chất con người trong xã hội là sống theo các quy định xã hội như phong tục, tập quán, pháp luật, các chuẩn mực văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của cộng đồng, giai cấp, dân tộc. Nhưng phẩm chất con người còn thể hiện cụ thể ở việc thực hiện tốt nghĩa vụ xã hội, yêu cầu công tác của tập thể, cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể.. Phẩm chất cao hơn nữa – nhân cách – thực hiện mục tiêu của sự phát triển xã hội theo lí tưởng xã hội chính trị, lí tưởng của một tổ chức, của đảng mà mình phấn đấu.

Có phẩm chất đã nói lên phần cơ bản của bản lĩnh. Nhưng đặc trưng cơ bản nữa của bản lĩnh là năng lực – khả năng chủ thể có thể đáp ứng tốt yêu cầu xã hội và thực hiện được mục tiêu, lí tưởng của mình – tập thể – tổ chức để ra.

Trong một chủ thể người mà thiếu các yếu tố, thiếu sự kết hợp, sự thống nhất, sự hài hoà giữa khí chất, phẩm chất và năng lực thì không thể nói tới chủ thể người có bản lĩnh; hoặc là dù chủ thể đó có đủ phẩm chất nhưng thiếu năng lực thì anh ta không thể quyết định được một suy nghĩ, một hành động đúng đắn, thậm chí chủ thể có thể lựa chọn, quyết định những hành động trái lẽ phải; lúc đó ý chí quyết tâm hay là bản lĩnh sẽ dẫn tới hành vi sai lầm, có hại, nguy hiểm.

Bản lĩnh được phân tích và dị vào các chiều cạnh như trên, như vậy là không còn dừng lại ở bản lĩnh chung chung, mà là bản lĩnh của một cá nhân trong một xã hội, một thành viên trong tổ chức của một đảng chính trị, của nhà nước.

Chủ thể đó khi tự ghép mình vào một tổ chức xã hội, đặc biệt vào một tổ chức thực hiện mục tiêu chung của tổ chức liên quan tới nhà nước, quốc gia, của đảng của giai cấp thì anh ta đã là một chủ thể chính trị. Sự lựa chọn mục tiêu theo tư tưởng của đảng, hệ tư tưởng của một giai cấp, là nhằm đem lại lợi ích cho dùng, cho giai cấp, dân tộc mình. Điều đó đã thể hiện bản lĩnh của một chủ thể chính trị – một cán bộ của tổ chức chính trị đẳng chính trị.

Xem thêm: Bản lĩnh chính trị là gì?

(Lytuong.net – Tài liệu tham khảo: Sự thống nhất biện chứng giữa năng lực lãnh đạo, quản lý bản lĩnh chính trị trong hoạt động của người cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Viện triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net