Trang chủ Tiếng Việt Tính từ là gì? Chức năng và phân loại tính từ

Tính từ là gì? Chức năng và phân loại tính từ

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 419 views

Tính từ là gì? Chức năng và phân loại tính từ.

1. Định nghĩa

Tính từ là những từ chỉ tính chất của sự vật (tính chất được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là đặc trưng, hình khối, màu sắc, dung lượng …).

Ví dụ:

– Mảnh vườn rộng khoảng 60 m2.

– Cô ấy rất thông minh.

2. Các tiểu loại:

– Nhóm tính từ miêu tả trạng thái

Ví dụ: Nhanh, chậm, mau, lâu.

+ Đặc điểm của nhóm này là chúng thường dùng để miêu tả trạng thái, hành động của động từ. Do đặc điểm này mà trong cụm động từ chúng thường đóng vai trò là những trạng tố.

+ Trong các tổ hợp với danh từ mà danh từ đứng sau kiểu như: Nhanh chân, mau miệng, kỹ tính … thì nói chung cả tổ hợp đó có động tính từ khá rõ và nhờ thế mà chúng có thể kết hợp với hầu hết các phó từ như một động từ.

– Nhóm động từ miêu tả đặc điểm của sự vật

+ Đây là nhóm tập hợp hầu hết các tính từ của tiếng Việt. Nếu muốn tỷ mỹ thì có thể căn cứ vào ý nghĩa để chia nhóm này ra bằng nhiều nhóm khác.

Ví dụ: Tính từ chỉ đặc điểm về màu sắc: đỏ, xanh.

Tính từ đặc điểm hình thể, khối lượng: To, nhỏ, vuông, nặng, nhẹ.

Tính từ chỉ đặc điểm kích thước: Dài, ngắn, cao, thấp

Tính từ chỉ đặc điểm kết cấu trong không gian: Xa, gần, bên cạnh

Nhóm tính từ miêu tả về mức độ

Nhóm này gồm các từ như: Đông, đầy, nhiều, ít, với, dày, thưa … Nhóm tính từ này có đặc điểm khi kết hợpvới danh từ chúng có vị trí tương đối tự do hơn các tính từ khác ở các nhóm khác.

Ví dụ: Người đông và đông người; tiền nhiều và nhiều tiền.

3. Chức năng ngữ pháp của tính từ

– Làm vị ngữ trong câu: Chị ấy rất thông minh

Chức năng này cũng giống như chức năng chính của động từ.

Bằng tiêu chí hình thức có thể phân biệt động từ và tính từ trong chức năng vị ngữ. Tính từ là từ loại chỉ đặc trưng của sự vật nên nó có thể kết hợp với một số từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, khí … Động từ là những từ chỉ sự vận động nên không kết hợp với những từ chỉ mức độ trên.

– Làm định ngữ cho danh từ: bàn mới, áo cũ, nhà cao cửa rộng.

– Làm thành tố chính trong cấu tạo cụm tính từ:

Ví dụ: Cuốn sách này dày 200 trang.

– Làm bổ ngữ cách thức cho động từ hoặc tính từ khác.

Ví dụ:

Nó chạy nhanh hơn tôi.

Trời xanh ngắt, cao vòi vọi.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]