Trang chủ Tiếng Việt Thời, thể trong tiếng Việt

Thời, thể trong tiếng Việt

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 623 views

Nhận xét chung

Vấn đề thời, thể trong tiếng Việt đã được bàn đến từ khá lâu, từ trước đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Thời và thể là những phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ trong các ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhưng trong tiếng Việt sự tồn tại của các phạm trù này cho đến nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Thời thể trong tiếng Việt được thể hiện bằng các phó từ mang ý nghĩa thời thể. Hư từ chỉ thời, thể là một trong những nhóm phương tiện có tần số xuất hiện rất cao, nó được coi là một phương tiện có thể đánh dấu tính chủ quan của phát ngôn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ khảo sát kĩ hệ thống phó từ tiếng Việt và ý nghĩa thời thể mà chúng biểu thị.

Thời (tense) thể (aspect) là những phạm trù ngữ pháp cơ bản của động từ, thường gắn chặt với chức năng vị ngữ của chúng.

Tình hình nghiên cứu vấn đề thời – thể trong tiếng Việt

Hiện có hai xu hướng khác nhau về vấn đề thời thể trong tiếng Việt. Đó là xu hướng phủ nhận sự tồn tại của những phạm tru này và xu hướng khẳng định sự tồn tại của phạm trù thời thể trong tiếng Việt.

1. Xu hướng phủ nhận sự tồn tại của phạm trù thời thể trong tiếng Việt.

Tiêu biểu cho xu hướng này có các nhóm tác giả R. B. Jones và Huỳnh Sanh Thông với cuốn Introduction to Spoken Vietnamese; Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng và Nguyễn Kim Thản với cuốn Khái luận ngôn ngữ học; M. Solntsev, Ju. K. Lekômtsev, T. T. Mkhtarian và I. I. Glêbôva với cuốn Tiếng Việt (bằng tiếng Nga).

Theo R.B, Jones và Huỳnh Sanh Thông thì phần lớn động từ tiếng Việt không có phạm trù thời, nhưng có hai cách thể hiện phạm trù thời khi cần thiết là: 1) Sử dụng trật tự các mệnh đề, và 2) Sử dụng các trợ động từ như sẽ để chỉ thời tương lai và để chỉ thời quá khứ.

Các tác giả cuốn Khái luận ngôn ngữ cũng khẳng định: “Tiếng Việt ta không có phạm trù thì, nhưng ta dùng trợ từ để chỉ thì như đã, sẽ hoặc căn cứ vào nghĩa trong bài mà biết được thì”.

Còn nhóm V. M. Solntsev thì cho rằng “sẽ là gượng ép nếu coi đã, sẽ đang là những dấu hiệu ngữ pháp” chỉ thời. [ Dẫn theo Nguyễn Anh Quế, 1998, tr.16].

Viêch một số hoạ giả trong và ngoài nước phủ nhận sự tồn tại của phạm trù thời (và hoàn toàn không nhắc gì đến phạm trù thể) trong tiếng Việt có thể xuất phát từ một động cơ, một ý tưởng tích cực: cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của những lí thuyết ngôn ngữ học vốn được xây dựng trên cơ sở ngữ liệu Ấn-Âu và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt từ chính những đặc trưng của ngôn ngữ này. Nhưng xét cho cùng các tác giả này vẫn bị ám ảnh bởi cách nhìn Ấn-Âu. Nhận thấy tiếng Việt không có hiện tượng biến đổi hình thái của từ, không có những phương tiện hình thức biểu thị thời và thể, họ đi tới phủ nhận luôn các phạm trù ngữ pháp này.

2. Xu hướng khẳng định sự tồn tại thời và thể trong tiếng Việt.

Những ý kiến khẳng định sớm nhất là của Aubaret năm 1864, Trương Vĩnh Ký năm 1867. Sau đó là Phan Khôi năm 1955, Trương Văn Trình- Nguyễn Hiến Lê năm 1963, Đào Thị Hợi năm 1965, Nguyễn Kim Thản năm 1977, Đào Thản năm 1979, Lê Quang Thiêm năm 1989, Nguyễn Vân Thành năm 1992, Nguyễn Minh Thuyết năm 1995,…

G. Aubaret cho rằng: Động từ tiếng Việt không có hình thức biến ngôi. Song có một số từ hay hư từ đặt trước động từ dùng để xác định thời quá khứ, tương lai và mệnh lệnh. Thời hiện tại không được biểu thị bằng bất cứ hư từ nào. Nếu muốn chỉ tính hiện tại của động tác , người ta dùng đến phó từ đang đặt ở trước động từ. Thường thường khi người ta muốn nói đến sự hoàn thành của động tác, thời quá khứ được bổ sung bằng cách thêm hư từ rồi. Thời tương lai biểu thị bằng cách đặt hư từ sẽ tước động từ. Người ta chỉ dùng hư từ ấy trong những trường hợp muốn chỉ chắc chắn về hành động.

Trương Vĩnh Ký cũng cho rằng thời và thể của động từ tiếng Việt được biểu thị bằng các phụ tố, hư từ hay ngữ cú. Ông phân biệt hai loại thời là:

– Các thời cơ bản, bao gồm:

+ Thời hiện tại, biểu thị bằng đang

+ Thời quá khứ, biểu thị bằng đã

+ Thời tương lai biểu thị bằng sẽ

– Các thời phái sinh, bao gồm:

+ Thời phi hoàn thành, biểu thị bằng khi ấy

+ Thời quá khứ không xác định, biểu thị bằng

+ Thời tiền quá khứ xác định, biểu thị bằng vừa khi…rồi, đoạn

+ Thời hoàn thành sớm, biểu thị bằng thì đã… trước đi rồi

+ Thời tiền tương lai, biểu thị bằng sẽ, đã

+ Thức điều kiện hiện tại, biểu thị bằng thì sẽ

+ Thức điều kiện quá khứ, biểu thị bằng thì sẽ đã

Phan Khôi hiển nhiên công nhận sự tồn tại của phạm trù thời trong tiếng Việt, chỉ có điều, theo ông phạm trù này khác với ngôn ngữ Ấn-Âu, mà đại diện là tiếng Pháp: “Không có thể nói được rằng về động từ tiếng Việt không chia thì, mà phải nói rằng tiếng Việt chia thì của động từ bằng một cách khác với mấy thứ tiếng châu Âu, là dùng một số phó từ đặc biệt.

Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê cũng cho rằng trong tiếng Việt có các phạm trù thời thể, mỗi phạm trù lại có những phương tiện biểu hiện riêng; phạm trù thời được phân chia làm hai loại chính là thời tuyệt đối và thời tương đối.

Nguyễn Văn Thành thì cho rằng trong tiếng Việt, nhờ có sự tồn tại thường xuyên của một hệ thống các từ thời thể, vì chúng kết hợp với động từ để diễn đạt các ý nghĩangữ pháp cố định về thời thể của động từ, nên có thể kết luận “tiếng Việt có phạm trù ngữ pháp của các cấu trúc thời thể của động từ” với hai hệ hình đối lập nhau là chưa hoàn thành/ hoàn thành và ở cả ba bình diện thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai.

Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng: “Thời và thể là hai phạm trù ngữ pháp thật sự trong tiếng Việt”.

(Tổng hợp)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net