Trang chủ Thể dục Thể thao Tàn cuộc cờ vua: kỹ thuật, chiến thuật & chiến lược

Tàn cuộc cờ vua: kỹ thuật, chiến thuật & chiến lược

by Ngo Thinh
2,3K views

Tàn cuộc là gì? Các loại tàn cuộc trong cờ vua.

1. Khái niệm, nhiệm vụ, đặc tính, các nguyên tắc trong tàn cuộc

a. Tàn cuộc là gì?

Thế cờ được coi là tàn cuộc khi thế trận trở nên giản đơn hơn, ván cờ chuyển sang giai đoạn quyết định cuối cùng.

b. Nhiệm vụ của giai đoạn tàn cuộc:

  • Nếu có ưu thế về số quân hoặc thế trận thì phải cố gắng tận dụng để giành phần thắng.
  • Nếu đối phương chiếm ưu thế ấy, thì phải tự vệ thật vững vàng và dẫn ván cờ về kết quả hòa cuối cùng.
  • Nếu phần trung cuộc không phá được thế cân bằng, thì phải cố gắng giành ưu thế ở giai đoạn cuối cùng này.

c. Đặc tính của tàn cuộc:

  • Trong giai đoạn tàn cuộc Vua cũng trở thành lực lượng tấn công và phòng thủ tích cực do khả năng chiếu hết đã bị giảm tối đa.
  • Do số lượng quân trên bàn cờ ít, nên giá trị của chúng được tăng lên rất nhiều, đặc biệt là các Tốt.
  • Thông thường ở giai đoạn giữa của ván cờ, kế hoạch tác chiến của các đấu thủ được xác định bằng sở thích và tài tưởng tượng của họ, thì ở tàn cuộc chủ yếu kế hoạch được đặt ra từ đặc tính của thế trận, và không phụ thuộc vào sở trường hay phong cách chơi. Mỗi đấu thủ đều phải chọn một biện pháp như nhau, mỗi biện pháp thường là chuẩn mẫu cho từng dạng thế cờ tàn cuộc và chỉ có biện pháp ấy mới dẫn tới thế cờ tàn cuộc, đạt được mục tiêu đã đề
  • Tàn cuộc kỹ thuật: Khi 1 đấu thủ nào đó chiếm ưu thế tuyệt đối về lực lượng so với đối phương thì tìm cách kết thúc ván cờ bằng cách chiếu hết, Vua bên yếu tìm cách chống đỡ. Chúng ta gọi những thế tàn cuộc này là tàn cuộc kỹ thuật. Nhóm này gồm hầu hết các thế cờ tàn đơn giản như: Vua + Hậu chống Vua, Vua + Xe chống Vua…
  • Tàn cuộc chiến thuật – chiến lược: Là nhóm gồm hầu hết các thế cờ tàn mà thông thường 1 đấu thủ chưa đủ sức chiếu hết đối phương ngay, cho nên phải tìm cách khác để đánh thắng. Có thể bằng cách dẫn Tốt lên phong cấp, tạo ưu thế về lực lượng để đủ sức chiếu hết đối phương.

d. Các nguyên tắc trong tàn cuộc:

Để có thể dẫn dắt ván đấu có hiệu quả trong giai đoạn này, thì người chơi phải nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc cần thiết trong giai đoạn này là:

  • Tối ưu hoá vị trí của Vua (tích cực hoá Vua trong tàn cuộc).
  • Đẩy mạnh tối đa sự hoạt động của các lực lượng còn lại trên bàn cờ.
  • Tổ chức phối hợp chính xác sự hoạt động của các quân.

2. Phân loại tàn cuộc:

Dựa vào đặc tính của thế trận, người ta chia tàn cuộc thành hai loại: Là tàn cuộc kỹ thuật và tàn cuộc chiến thuật – chiến lược.

2.1. Tàn cuộc kỹ thuật:

a. Chiếu hết bằng Xe: phương pháp chiếu hết là cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một góc hoặc cạnh của bàn cờ, buộc Vua đối phương đến lượt đi của mình phải vào thế đối mặt Vua rồi dùng Xe chiếu hết.

VD:

– Ve7, Xa7

– Vh7

Trắng đi trước chiếu hết trong 3 nước:

1. Vf7, Vh6 ( h8 )          2. Xa5, Vh7            3. Xh5 #.

b. Chiếu hết bằng Hậu: Hậu là quân mạnh nhất có thể cơ động như Xe và Tượng, nên chiếu hết bằng Hậu đơn giản hơn nhiều so với Xe. Phương pháp giống như chiếu hết bằng Xe nhưng phải lưu ý tránh đưa Vua đối phương vào thế “Pat”.

VD: – Vc6, Hc1

– Vc8

Trắng đi trước chiếu hết trong 2 nước:

  1. Hf4, Vd8
  2. Hf8 X

Cách giải:

  • 1.Hf4, Vd8
  • 2.Hf8 X

c. Chiếu hết bằng hai tượng: Phương pháp chiếu hết là hai Tượng luôn luôn khống chế hai đường chéo sát cạnh nhau tạo thành một hàng rào ngăn cách Vua đối phương. Sau đó cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một góc của bàn cờ và thực hiện nước chiếu hết.

– Hình dưới-Trắng đi trước thắng.

– Thực hiện: Ta5 Vg1  2.Vg3  Vh1  3.Tg2+  Vg1   4.Tb6 #. Nếu  1…Vh1 2.Vg3 Vg1 3.Tb6 + Vh1 4.Tg2 #.

d. Chiếu hết bằng Tượng + Mã: Phương pháp chiếu hết Vua bằng Tượng + Mã Là kết hợp Tượng + Mã cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một góc bàn cờ có cùng màu với ô Tượng và chỉ có như vậy mới chiếu hết được Vua đối phương.

  • Thực tế thi đấu cho thấy rằng, trong những trường hợp khó khăn nhất việc chiếu hết Vua bằng Tượng + Mã cũng chỉ thực hiện không quá 36 nước.
  • Hình dưới-Trắng đi trước thắng.
  • Thực hiện: Th3! Vg1 2.Md2 Vh1     3.Tg2 + Vg1     4.Mf3 #

2.2. Tàn cuộc chiến thuật, chiến lược:

a. Cờ tàn Tốt:

* Vua chống Vua + Tốt:

Trong thế cờ tàn cuộc loại này thì nhiệm vụ của bên mạnh hơn là thực hiện ưu thế Tốt của mình với mục tiêu chiến lược là đưa Tốt lên phong cấp. Còn bên yếu thì cản trở đối phương thực hiện ý đồ chiến lược đó và cố gắng đưa vào thế “Pat”.

Để hiểu được các dạng thế tàn cuộc này, cần nắm vững các quy tắc sau:

+ Quy tắc 1: Thế đối Vua: Bên nào chiếm được thế đối Vua thì bên đó có lợi (bên có Tốt sẽ thắng cuộc, còn bên không có Tốt sẽ hòa cờ) Thế đối Vua là hai Vua đứng đối diện nhau theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo; đối Vua gần, Đối Vua xa.

– Bên nào chiếm được thế đối Vua thì bên đó có lợi (bên có Tốt sẽ thắng cuộc, còn bên không có Tốt sẽ hòa cờ)

– Xét ví dụ hình dưới: Với thế cờ này, mặc dù Trắng đi trước thì kết quả vẫn là hòa bởi vì Đen luôn chiếm được thế đối

Chẳng hạn 1.Vd5 Vc8! 2.Vd6 Vd8! – Đen chiếm thế đối Vua trước. 3.c7 + Vc8 4.Vc6 và “Pat” hòa cờ.

+ Quy tắc 2: Ô hiệu quả: Bên nào chiếm được ô hiệu quả thì bên đó có lợi

Ô hiệu quả là ô trước Tốt cách một hàng ngang và hai ô bên cạnh nó. Nếu Tốt dịch chuyển lên phía trước thì ô hiệu quả của nó cũng được tịnh tiến theo.

VD:       – Ve6, f5

– Vf8

Tốt ở vị trí f5, thì ô hiệu quả là e7, f7, g7. Trắng đi trước dùng thế đối Vua chiếm ô hiệu quả và giành thắng lợi.

Cụ thể : 1. Vf6! (Chiếm thế đối Vua) Ve8 (hoặc Vg8) 2. Vg7 – Trắng thắng cuộc vì chiếm được ô hiệu quả.

Ngược lại đối với quân đen thì không được để cho đối phương chiếm được ô hiệu quả đó. Thông thường mỗi tốt có 3 ô hiệu quả nhưng Tốt biên chỉ có hai ô hiệu quả Đại đa số các thế cờ tàn cuộc mà chỉ còn lại một Tốt biên, trong khi Vua bên yếu ở vị trí tích cực thì kết quả là hòa cuộc vì bên phòng thủ chỉ lọt vào góc có Tốt tiến lên, để chờ thế “Pat”.

+ Quy tắc 3: Hình vuông của Tốt: Hình vuông của Tốt là một hình vuông được tạo bởi các cạnh, có chiều dài là số ô cờ được tính từ vị trí đứng của tốt đến hàng ngang cuối mà Tốt sắp tiến lên để phong cấp.

Nếu Vua đối phương đứng trong hình vuông của Tốt thì cản được Tốt của đối phương.(ở đây không tính đến sự hỗ trợ của Vua đối phương và Vua đối phương ở vị trí bất lợi nhất).

VD: – Vh2, d5

– Vh4

Ở ví dụ trên: Bên trắng đi trước sẽ thắng còn nếu bên đen đi trước sẽ hòa vì:

1…Vg5. Vì Vua đen đã lọt vào hình vuông của Tốt d5.

Quy tắc này có giá trị rất lớn cho người chơi trong việc tiết kiệm được thời gian suy nghĩ, giảm nhẹ được sự tính toán.

– Trắng đi trước: d6 Vg5, Vua Đen nằm ngoài hình vuông của Tốt , sau 2.d7 Vf6 3. d8/H + và Trắng thắng.

– Đen đi trước: …Vg5 Vua Đen lọt vào hình vuông của Tốt d5, 2.d6 Vf6 3.d7 Ve7 hòa cờ.

* Các Tốt phong tỏa lẫn nhau:

Muốn thực hiện tốt thế cờ này phải nắm vững nguyên tắc sau: Bên nào có tốt ở trên cao thì bên đó có lợi và phải tấn công Tốt đối phương từ phía sau (thông thường bằng Vua).

– Hình dưới – Trắng đi trước thì thắng, Đen đi trước thì hoà.

– Trắng đi trước: Vf6 Vb5 2.Ve7 Vc5    3.Ve6. Vua Đen bị “hất vai” và Trắng thắng..

– Nếu bên Đen đi trước sẽ bắt được Tốt Trắng, song chỉ đạt được thế cờ hòa vì Vua Trắng chiếm được thế đối Vua (d3) ..Vb5 2.Vf4 Vc5 3.Ve4 Vc4 4.Ve3 Vd5 5.Vd3 và hòa cờ.

* Các Tốt thông ở khác cánh:

Trong thế trận tàn cuộc này, điều cần thiết hơn cả là phải tính thật chính xác xem nên đẩy Tốt lên phong cấp hay đưa Vua ra cản Tốt đối phương.

Vd:    – Va2, b3

– Vh8, h7.

Trong trường hợp này nếu bên trắng đi trước sẽ thắng (1. b4). Tốt trắng sẽ xuống phong cấp được vì Vua đen không lọt được vào hình vuông của Tốt (b4, b8, f8, f4).

Nếu bên đen đi trước (1. Vg7) thì vua đen đã kịp thời lọt vào hình vuông của tốt và sau khi (2. b2 h5!). Đen thắng cuộc dễ dàng vì Vua trắng không lọt được và hình vuông của Tốt đen.

* Cờ tàn có nhiều Tốt: Với loại tàn cuộc này, điều quan trọng là vị trí quân Vua và đặc tính của các quân Tốt trong từng thế trận một.

* Tạo Tốt thông: Tốt thông trong tàn cuộc chiếm một vi trí đặc biệt quan trọng

. Trong trường hợp không có ưu thế Tốt, có nghĩa là khi thế trận hai bên cân bằng về số lượng Tốt, muốn tạo Tốt thông phương pháp thông dụng và hiệu quả hơn cả là: thí một hoặc nhiều quân Tốt để tạo ra Tốt thông, tiến lên phong cấp. Tuy số lượng Tốt sẽ giảm đi nhưng bù lại chất lượng cao của các tốt còn lại chính là yếu tố quyết định.

VD:       – Vg2, a5, b5, c5.

– Vg4, a7,b7,c7

Trong trường hợp này bên trắng đi trước sẽ dễ dàng thắng cuộc. Vì Vua đen đứng quá xa các Tốt. Trắng có thể tấn công bằng cách đột phá Tốt.

1. b6 cb  2.a6 ba  3. c6    (sau đó sẽ có một tốt tiến lên phong cấp) Trong trường hợp trên bên trắng hi sinh hai Tốt nhưng bù lại có thể phong được Hậu.

*Mã chống Tốt: Ở đây mã có nhiệm vụ phải ngăn chặn không cho Tốt xuống

phong cấp bằng cách chiếm lĩnh một ô nào đó trên đường tiến của Tốt để đạt được thế cờ hoà.

VD:  – Vd5, b7

– Vd3, Md7.

Trong trường hợp này Mã đen không bao giờ bị Vua trắng dồn ép:

1. Vc6 Mb8+ 2. Vc7 Ma6 3. Vb6 Mb8. Nên thế cờ trên sẽ hoà.

Nhưng nếu là Tốt biên thì Mã đen sẽ dễ dàng bị tiêu diệt nếu Vua đen không thể hỗ trợ kịp thời.

Trong các thế trận Vua và Mã chống Vua + tốt thì cần thiết phải có sự phối hợp ăn ý giữa chúng. Nghĩa là phải phân định rõ trách nhiệm phòng thủ của từng quân cờ.

Mã phải chiếm ô tiếp theo trên đường đi của tốt còn Vua thì tiến gần tới Tốt và tiêu diệt nó.

Trong trường hợp bên Đen không có quân Mã, dù Trắng đi trước thì vẫn hoà. 1. Vc6 Vc8 2.a6 Vb8  3.Vb6 Va8 và hoà. Trong trường hợp này, Mã không thể cản  trở Tốt tiến xuống phong cấp mà lại gây trở ngại cho Vua mình. Dĩ nhiên đây là thế trận hiếm xảy ra, nó cho chúng ta thấy rằng đối với Mã thì Tốt biên rất nguy hiểm.

– Ngoài Tốt biên ra, bất kỳ Tốt khác dù đã tiến tới gần hàng ngang gần cuối, Mã vẫn có thể ngăn chặn một cách dễ dàng nếu kiểm soát được ô tiếp theo trên đường đi của Tốt.

– Hình dưới: Trắng đi trước hoà.

– Ở ví dụ này, Mã Đen không bao giờ bị Vua Trắng dồn ép. Mã sẽ cơ động xung quanh 3 ô: c8, a6,

– Thực hiện: 1. Vc6  Mb8+     2.Vc7  Ma6+     3. Vb6  Mb8      4.Va7 Mc6+ và hòa cờ.

b.   Cờ tàn Tượng:

*VD: Tượng chống Tốt:

Tượng là loại quân có tầm đánh xa, từ ô tận cùng góc này bàn cờ sang ô tận cùng góc đối diện. Đặc điểm ấy cho phép Tượng dễ dàng đối phó chống tốt đối phương, dù ở bất kì nơi nào chăng nữa, Tượng chỉ cần kiểm soát một trong những điểm trên đường đi của Tốt.

Nếu đối phương còn nhiều Tốt thì muốn ngăn chặn chúng, Tượng phải phối hợp hoạt động chặt chẽ ăn ý với Vua.

Nếu đối phương còn nhiều quân Tốt bảo vệ nhau, thì bên tự vệ phải đặt nhiệm vụ hàng đầu là không cho chúng cơ động.

– Ví dụ hình trên, các quân Trắng đang hoạt động với mức độ tích cực cao nhất. Vua đang tấn công điểm yếu duy nhất của bên Đen là ô d5 và Tượng khống chế đường chéo a8 – h1 không cho phép đối phương tiến hành biện pháp tấn công nào cả. Dù bên Đen đi trước thì kết quả vẫn là hoà. 1…Vd6    2.Te3  Ve6    3.Tf2 và hoà.

c.  Cờ tàn Xe:

*VD: Xe chống Tốt:

Xe và Vua có thể chiếu hết Vua đối phương. Vì thế, điều quan trọng ở đây là phải làm sao chống lại Tốt của đối phương. Thông thường Xe chống Tốt thì Xe thắng, thậm chí Vua bên mạnh còn cách xa Tốt nhưng kịp thời tiến lại gần Tốt khi cần thiết.

Với loại tàn cuộc này cần ghi nhớ các quy tắc sau: Nếu Tốt còn chưa qua đường giới tuyến và Vua còn tụt lại phía sau Tốt, thì bên mạnh chỉ cần dùng Vua cắt đường đi của Vua yếu trên hàng ngang là thắng cuộc. Còn nếu Tốt đã vượt qua đường giới tuyến rồi thì kết quả vẫn phải phụ thuộc vào vị trí các quân Vua và Tốt. Như vậy cờ tàn loại này thì nhân tố quyết định là Vua có kịp thời hỗ trợ cho Xe hay không ?

– Hình trên – Đen đi trước và Trắng thắng.

– Nếu không có Vua hỗ trợ và kèm cặp thì bên Đen không dám đẩy Tốt lên phía trước vì nó dễ bị mất. 1…b4 2.Vg7 b3 3.Xh3 b2 4.Xb3 và Trắng thắng.

– Nếu Vua Đen dìu Tốt lên thì Vua Trắng kịp thời tiến lại gần Tốt hỗ trợ Xe tiêu diệt  Tốt  đối phương.1…Vb6   2.Vg7  Va5   3.Vf6  Va4   4.Ve5  b4   5.Vd4  b3 6.Vc3 và Trắng thắng.

– Còn nếu Tốt đã vượt qua đường giới tuyến rồi thì kết quả vẫn phải phụ thuộc vào vị trí các quân Vua và Tốt.

– Hình trên-Trắng đi trước thắng.

– Vua Trắng có nhiệm vụ phải tiến lại gần Tốt Đen. Nếu chơi Vd6 Vc4! 2.Ve5 b3 3.Ve4 Vc3 4.Ve3  b2 và bên Trắng không thành công trong việc thực  hiện mục tiêu.

– Cách đánh đúng đắn duy nhất chỉ có thể như sau: Vb7! dù bên Đen có xoay sở ra sao, thì cuối cùng Vua Trắng vẫn đuổi kịp Tốt Đen. 1….Vc4 2.Vb6! b3 3.Va5! Vc3 4.Va4 b2 5.Va3 và Trắng thắng.

d. Cờ tàn Hậu:

VD: * Hậu chống Tốt:

Hậu là quân cờ mạnh nhất có khả năng phối hợp với Vua chiếu hết Vua đối phương. Muốn thắng lợi trong dạng tàn cuộc loại này phải dùng Hậu chặn Tốt. Trong trường hợp đối phương chỉ còn một Tốt ở ngưỡng của ô phong cấp mà Vua bên mạnh ở vị trí bất lợi (quyền đi trước thuộc về bên có Hậu). Bên có Hậu muốn thắng cuộc chỉ cần nắm được nguyên tắc “tam giác định mạng”: nguyên lý là dùng Hậu chiếu Vua, đe dọa bắt Tốt buộc đối phương phải đưa Vua vào vị trí phong cấp của Tốt, lợi dụng lúc đó Vua bên mạnh tiến sát lại gần Tốt hỗ trợ cho Hậu tiêu diệt Tốt đối phương.

VD: – Vb8, Hd8

– Ve2, d2.

Ở trường hợp này một mình Hậu không thể ngăn được Tốt, Vì vậy muốn thắng cuộc Vua trắng phải đến giúp đỡ kịp thời cho Hậu:

1. He8+ Vf2    2. Ha4 Ve2    3. Hc4 + Vf2

4. Hd3 ! Ve1     5.He3 Vd1.

Bên trắng đã buộc đen chiếm ô trước mặt Tốt và bắt đầu chuyển Vua lại gần phía Tốt họ sẽ lặp đi lặp lại cách cơ động như vậy nhiều lần cho tới khi Vua trắng đến sát Tốt đen thì thôi. Ba ô cờ c3, d1, e3 tạo thành ba đỉnh của một hình “tam giác định mạng”.

– Hình trên-Trắng đi trước thắng.

– Muốn thắng lợi, trước tiên Trắng phải tiêu diệt Tốt đối phương, sau đó kết hợp Vua và Hậu chiếu hết Vua đối phương. Vấn đề là một mình Hậu không thể tiêu diệt được Tốt. Để đạt được điều đó thì Vua Trắng phải đến giúp đỡ cho Hậu.

–  Thực hiện: 1.He4+ Vf2 2.Hd3 Ve1 3.He3+ Vd1  4.Ve5 Vc1  5.Hc3+  Vd1 6.Vd4 Ve1 7.He3+ Vd1 8.Vc3 Vc1 9.Hd2+ Vb1 10.Hb2 #

– Tốt cũng chỉ có thể chống lại Hậu trong trường hợp đó là các Tốt trên cột “a”, “c”, “f”, “h” cách hàng ngang phong cấp một hàng và đang được Vua mình dìu dắt, đồng thời lúc này Vua đối phương đang ở xa.

Hình trên – Trắng đi trước hoà.

– Ở ví dụ này, Vua Trắng đang ở xa Tốt Đen nên nó có thể kịp thời đến hỗ trợ cho Hậu tiêu diệt Tốt hay không.

– Thực hiện: Hd8+ Vc1 2.Vb7  Vb1  3.Hd3  Va1!. Bây giờ Trắng phải chơi như thế nào? Bắt Tốt thì sẽ hòa cờ – “Pat”. Cho nên bên Trắng không thể thắng nổi.

e.  Cờ tàn có nhiều Tốt

– Với tàn cuộc loại này, thì điều quan trọng là vị trí quân Vua và đặc tính của các quân Tốt trong từng thế trận.

– Cuộc tấn công của đối phương làm cho bên Trắng khó chiến thắng. Bên Đen có thể đánh thẳng vào Tốt e3, Để đi tới thắng cuộc, Vua Trắng phải cơ động khôn khéo.

Ví dụ – Trắng đi trước thắng.

– Thực hiện: Vd3 Vd7 2.e4  f4    3.Ve2  Ve6     4.Vf2 ! và Trắng thắng.

– Thông thường trong các điều kiện ngang nhau, ưu thế quyết định về thế trận liên hoàn là sự có mặt các Tốt thông tiến xa, hoặc có khả năng tạo ra chúng. Kế hoạch chơi là đẩy Tốt thông này lên để đánh lạc hướng Vua đối phương, đồng thời dùng Vua mình đột phá vào hàng ngũ đối phương để tiêu diệt Tốt.

– Ví dụ: Trắng đi trước thắng.

Tốt a2 là quân Tốt thông cách xa nên nó tỏ ra nguy hiểm hơn Tốt thông c4 của Đen. Sau khi buộc phải đổi các quân Tốt ấy, Vua Đen thì ở xa, còn Vua Trắng lại rất gần các quân Tốt Đen ở cánh Vua.

Thực hiện: 1.Vc2  Va3  2.Vc3  Va2  3.Vc4  Vb2  4.Vd4  Vc2   5.Ve4 Vd2 6.Vf5 Ve2 7.Vg5 Vf2 8.Vf4 Vg2 9.Vg4 và Trắng thắng.

3. Phương pháp nghiên cứu tàn cuộc.

Theo lý thuyết Cờ Vua hiện đại thì quá trình học tập, nghiên cứu tàn cuộc có thể chia ra làm 2 hướng chính: Quá trình bổ sung kiến thức tàn cuộc và hoàn thiện kỹ năng thực hành tàn cuộc. Hai hướng nghiên cứu trên có quan hệ mật thiết với nhau, nâng cao định hướng này có tác dụng nâng cao định hướng khác. Song thực tế phải tiến hành nghiên cứu chúng một cách riêng biệt.

a. Quá trình bổ sung kiến thức tàn cuộc.

Quá trình này phải được tiến hành một cách một cách liên tục và có hệ thống các dạng thức tàn cuộc khác nhau. Tuần tự nghiên cứu tàn cuộc thường bắt đầu bằng tàn cuộc Tốt, Tàn cuộc Mã, tàn cuộc Tượng, tàn cuộc Xe, tàn cuộc Hậu và cuối cùng là tàn cuộc phối hợp.

Tất cả các thế cờ tàn có thể chia ra làm hai nhóm: Nhóm các thế cờ tàn “chính xác“ (đã có những phân tích, đánh giá và phương pháp chơi cụ thể ) và nhóm các thế cờ tàn “có vấn đề“ (cần sự nổ lực sáng tạo, tìm ra các nước đi tốt nhất qua việc tính toán các thế biến).

– Có thể nghiên cứu lý luận tàn cuộc thông qua việc nghiên cứu 1 số lượng lớn các thế cờ “chính xác”. Trên thực tế thì điều này rất ít xảy ra. Thông thường các VĐV Cờ Vua phải thi đấu với các thế cờ tàn “có vấn đề”. Điều này đòi hỏi họ phải nghiên cứu các quy tắc chơi, các đòn thế và 1 số thủ pháp điển hình trong đánh giá tình thế.

– Những kiến thức chung trong tàn cuộc có thể nghiên cứu qua tài liệu, sách vở Cờ vua hoặc trong các bài phân tích, bình luận của các VĐV. Làm việc với một số lượng đầy đủ các tư liệu, VĐV Cờ Vua sẽ rút ra được những kết luận hữu ích. Những quy tắc, các đòn thế, các ý tưởng đã chọn lựa và tập hợp nhất thiết phải đưa vào “thử nghiệm” – kiểm tra trong thực tiễn.

b. Hoàn thiện kỹ năng thực hành tàn cuộc.

Để hoàn thiện kỹ năng thực hành tàn cuộc, cần phải nghiên cứu những vấn đề chung nhất, các tình thế điển hình, các vấn đề về chiến lược như: Làm thế nào để tích cực hoá vị trí của Vua, tính hợp lý trong đổi quân. đặc biệt quan trọng là việc cảm nhận “linh hồn” của giai đoạn này, xây dựng trạng thái ổn định tâm lý khi thi đấu….

Một số thế cờ tàn cuộc đơn giản:

1. Trắng đi trước chiếu hết trong hai nước:

  • Vf1, Me5
  • Vh1, Tg1, `

Cách giải: 1. Mg4, Th2                    2. M:f2 X

2. Trắng đi trước chiếu hết trong 3 nước:

– Vh6, M ( b5,f5 ).

– Vh8, f6

Cách giai: Mfe7, f5            2. Md6, f4                 3. Mf7X

3. Chiếu hết trong 3 nước:

– Vf5, T (d5-f6 ), h5

– Vh7, h6, c5

Cách giải: 1. Tc3, c4          Vf6, Vh8                 3.Vg6 X

4. Chiếu hết trong hai nước:

  • Vc1, He8, Mf5
  • Vc3

Cách giải:1. Ha4, Vd3                    Hc2 X

5. Chiếu hết trong ba nước:

– Vd5, Ma8, c7, f7

– Vd7

Cách giải: 1. f8/X , Ve7   2. c8/X, Vd7    3. Xc7 X

6. Chiếu hết trong hai nước:

– Va7, Hg4, d2

– Va5, a4, b5, h4

Cách giải: 1. Hh3! … ~ Vb4          2. Hc3 X

7. Chiếu hết trong hai nước:

– Ve3, He6, Mg2, Td1

– Vg5, h7

Cách giải:

Mh4 !

  • 1. … h6 2. He7 X       
  • 1…Vh4 2. Hg4 X           
  • 1…h5 2. Mf3 ! X

8. Chiếu hết trong hai nước:

– Vf7, Hg6, Mb4, Tc6

– Ve5, c7, f5

 Cách giải: Hg1.

1. …Vf4     2. Md3 X

1.…f4        2. Hc5 X

1… Vd6          2. Hd4 X

9. Chiếu hết trong hai nước:

– Ve1, Ha2, Th7, M( f5- h3 )

– Ve4, c6

Cách giải:

Tg8!       

1…Vf5          2. He6 X

1…Vd3           2. Hc4 X

1… Vf3           2. He2 X

1….c5       2. Hd5 X

10. Chiếu hết trong bốn nước:

– Va5, Ta8, c7

– Va7 Cách giải     

  1. Vb5, Va8
  2. Vc6, Va7
  3. c8/X, Va6
  4. Xa8 X

11. Chiếu hết trong hai nước:

– Vb6, Hg2, Te4, Tb8, Md6, g5

– Ve5

 Cách giải: He2! có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1Trường hợp 2Trường hợp 3
1. He2, Vf41. He2, Ve61. He2, Vd4
2. Mf7 X.2. Mb5 X.2. Tc6 X.

 

4/5 - (4 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net