Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu để gởi cho người trả lời phỏng vấn trả lời và gởi lại bảng trả lời câu hỏi qua thư bưu điện cho người nghiên cứu.
Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp phổ biến để thu thập các thông tin từ người trả lời các câu hỏi đơn giản. Các thông tin trả lời được gởi bằng thư từ giữa người trả lời phỏng vấn ở xa với người nghiên cứu. Để thu thập các thông tin chính xác qua phương pháp này, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn nghiên cứu trước khi hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi. Thường thì người nghiên cứu có các giả thuyết định lượng với các biến số.
Bảng câu hỏi là phương pháp thu thập thông tin được sử dụng tốt nếu:
- Vấn đề được xác định rõ (giả thuyết tốt) và không thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Tất cả các câu hỏi có câu trả lời được đoán biết trước.
- Một loạt các câu trả lời có thể được biết trước.
- Các câu hỏi có liên quan hầu hết tới các sự kiện, số lượng hoặc đồ vật.
- Có nhiều câu hỏi mà một số người trả lời phỏng vấn thích để trả lời một cách ẩn danh hơn.
- Người nghiên cứu thích phân tích các con số.
Chú ý: khi sử dụng bảng câu hỏi, người nghiên cứu thu thập được những câu trả lời trong bảng thiết kế mà không có những thông tin thêm vào như phương pháp phỏng vấn. Vì vậy việc thiết kế xây dựng bảng câu hỏi cần phải xác định đầy đủ tất cả các câu hỏi trước khi bắt đầu gởi và thu nhận thông tin.
Khi thiết kế bảng câu hỏi, phải tôn trọng quyền của người trả lời phỏng vấn. Vì vậy bắt đầu của bảng câu hỏi, nên đặt lời giới thiệu và giải thích cách làm như thế nào cho người trả lời câu hỏi biết. Cũng nên đưa ra thời gian giới hạn để nhận lại bảng câu hỏi, địa chỉ kèm theo phong bì đã được trả cước hoặc tem. Không nên yêu cầu người trả lời ký tên vào bảng câu hỏi. Tuy nhiên, có thể cho ký hiệu trên bao thư để có thể nhận ra có phải là người trả lời phỏng vấn hay không.
Cách thiết kế câu hỏi:
– Đặt câu hỏi về các sự kiện
Sự kiện là điều gì đó không bị ảnh hưởng bởi quan điểm hoặc ý kiến. Người nghiên cứu có thể nói tới các câu hỏi thực sự trong phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi.
Bảo đảm không nối kết hai chủ đề trong một câu hỏi, các câu hỏi thường được thiết kế các dạng như sau:
Năm sinh:
Tình trạng hôn nhân: ⊕ độc thân ⊕ có gia đình ⊕ ly dị ⊕ quả phụ
Khi trình bày các câu hỏi chọn lựa theo thiết kế, phải bảo đảm là tất cả sự lựa chọn có thể được bao gồm. Để bảo đảm an toàn có thể thêm các hộp chọn:
⊕ khác ; hoặc những cái gì khác
Các câu hỏi phải hoàn toàn không được mơ hồ, khó hiểu cho người trả lời. Vì vậy, nên sử dụng câu đơn giản, các từ sử dụng thông thường, dễ hiểu. Đôi khi có thể làm rõ nghĩa hơn bằng cách nhấn mạnh các từ quan trọng hoặc đưa ra các hình ảnh hoặc dùng viết để vẽ hình minh họa. Các câu hỏi không rõ có thể làm cho người trả lời lúng túng, cảm thấy bị bó buộc hay gượng ép để trả lời, như vậy sẽ không đạt được các câu trả lời đúng, chính xác (số liệu sẽ không tin cậy).
Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi, nên làm cuộc thử nghiệm trước khi có cuộc điều tra chính thức ngoài thực tế. Tốt nhất nên đưa cho một vài người nào đó điền vào bảng câu hỏi và quan sát người trả lời viết ra hay phản ứng của người trả lời nhanh hay chậm, các hành động, cử chỉ trong khi trả lời như thế nào (thể hiện khó khăn, suy nghĩ như thế nào,…).
– Đặt câu hỏi về ý kiến và quan điểm
Khi hỏi về quan điểm, câu hỏi nên được trình bày trong các nguyên tắc sau đây:
- Câu hỏi, cách trình bày phải thu hút, lý thú và gây cho người trả lời thoải mái, dễ chịu.
- Câu hỏi, cách trình bày phải ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Tránh các mệnh đề phụ thuộc.
- Các từ như “tất cả”, “luôn luôn”, “không ai” và “không bao giờ” nên tránh sử dụng trong câu ở quá khứ.
Khi hình thành sự trình bày và nhìn vào kết quả, nên quan tâm ảnh hưởng sai lệch của câu hỏi. Hầu hết mọi người thích trả lời câu hỏi tích cực hơn tiêu cực (trả lời điều hay, tốt, suông sẻ, … hơn là điều xấu, không tốt). Đặc biệt nếu họ biết hay đọc được suy nghĩ và cách thể hiện chính người nghiên cứu muốn ủng hộ cách trình bày trả lời của họ. Vì vậy, tốt nhất là người phỏng vấn nên chọn lựa cách thể hiện, trình bày câu hỏi theo một cách để vừa phản ánh thể hiện quan điểm tiêu cực và tích cực cho người trả lời câu hỏi (quan điểm trả lời ngang bằng nhau lúc đầu, hay không thiên vị).
Các mẫu câu hỏi cho người trả lời phỏng vấn trong phương pháp sử dụng bảng câu hỏi gồm:
a/ Mẫu câu hỏi sắp xếp theo sự chia độ. Còn gọi là sự chênh lệch hay vi sai có ý nghĩa được sử dụng trong bảng câu hỏi.
Làm thế nào đánh giá mẫu thiết kế điện thoại? (Vui lòng đánh dấu x vào hộp ô lựa chọn trên mỗi dòng) | ||||||||
Nhẹ | Nặng | |||||||
Gây ấn tượng | Đẹp mắt | |||||||
Thuận tiện | Không thuận tiện (bất tiện) | |||||||
Cổ điển | Hiện đại |
b/ Mẫu câu hỏi mở
Cấu trúc theo dạng này có một số các đường gạch (hoặc không gian trống) cho người trả lời viết câu trả lời câu hỏi. Thí dụ sau:
1. | Nguyên nhân nào bạn nghĩ là quan trọng về việc bùng nổ dân số ở Việt Nam trong 5 năm tới? …………………………. …………………………. |
c/ Mẫu câu hỏi kín
Cấu trúc dạng câu hỏi này đưa ra một số lựa chọn như sau: Bạn đồng ý với các yêu cầu điện thoại đẹp sau đây không? Vui lòng đánh dấu x vào hộp ô lựa chọn dưới đây.
- ⊕ Tôi hoàn toàn không đồng ý
- ⊕ Tôi khá không đồng ý
- ⊕ Tôi hơi không đồng ý Tôi hơi đồng ý
- ⊕ Tôi khá đồng ý
- ⊕ Tôi hoàn toàn đồng ý
Một cấu trúc giống như trên, nhưng có sự lựa chọn khác nữa mà không tìm thấy trong hộp lựa chọn thì chúng ta có thể thiết kế sau:
Vấn đề nào bạn nghĩ là quan trọng về quan cảnh chính trị ở nước Úc trong 5 năm tới? (vui lòng đánh dấu x vào 1 hộp ô hoặc hơn nếu chọn)
Ô nhiễm | ⊕ |
Kiểm soát dân số | ⊕ |
Tôn giáo | ⊕ |
Sự nhập cư | ⊕ |
Thu nhập người dân | ⊕ |
Khác (vui lòng cho ý kiến): | ………….. |
c/ Các mẫu câu hỏi có cấu trúc khác
- Mẫu đánh dấu hộp lựa chọn
Đúng | ⊕ | Sai | ⊕ | Không chắc | ⊕ |
- Mẫu đường thẳng chia độ
Đời sống của nông dân ngày càng ổn định hơn | ||
Rất đồng ý | |———-|———-|———-|———-| | Hoàn toàn không đồng ý |
- Mẫu bảng hệ thống chia mức độ
Thức uống | Thích | Bình thường | Không thích |
Coca Cola | |||
Pepsi Cola | |||
Fanta | |||
Sprite |
- Mẫu bảng
Dạng bảng này chứa các hạng mục có cấu trúc được sắp xếp theo hàng và cột trong bảng.
Mức giáo dục | |||
Nhóm tuổi | Cấp II | Cấp III | Sau cấp III |
20-30 | |||
30-40 | |||
40-50 | |||
50-60 | |||
Trên 60 |
Phương pháp đóng vai trò
Phương pháp này đôi khi được sử dụng để nghiên cứu các chỉ tiêu quan điểm và hành vi. Người nghiên cứu trình bày câu chuyện dưới các sự kiện bằng cách vẽ ra các hình tượng, tranh ảnh để hư cấu tình huống xã hội, sau đó tiếp tục hỏi người trả lời phỏng vấn để tìm ra câu trả lời thích hợp. Người trả lời được hỏi sao cho họ tưởng tượng ra câu hỏi và chọn lựa các sự kiện trong tranh ảnh đưa ra. Người nghiên cứu thường đưa ra câu chuyện có các sự kiện dưới hai hay nhiều cách khác nhau và cơ bản hình thành khái niệm cho người trả lời để trả lời đầy đủ. Điều cần thiết là đặt câu chuyện trong bảng câu hỏi làm sao gây kích thích cho người trả lời.
Chú ý : không nên gởi loại bảng câu hỏi này qua thư bởi vì khó lòng kích thích người trả lời để hoàn thành việc trả lời câu hỏi.