Trang chủ An toàn lao động và môi trường Những nguyên nhân gây cháy nổ và biện pháp đề phòng

Những nguyên nhân gây cháy nổ và biện pháp đề phòng

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 520 views

Nắm bắt được các nguyên nhân gây cháy nổ trong nhà máy, xí nghiệp và biện pháp đề phòng bao gồm các biện pháp giáo dục tuyên truyền, biện pháp kĩ thuật công nghệ.

1. Những nguyên nhân gây cháy

Nguyên nhân cơ bản gây cháy là do hội đủ ba yếu tố gồm chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt. Điều kiện duy trì sự cháy là hàm lượng ôxy phải lớn hơn hoặc bằng 14%, có nguồn nhiệt đủ lớn và thời gian tiếp xúc giữa chất cháy và nguồn nhiệt đủ lâu. Đôi khi có hiện tượng tự cháy do phản ứng lên men các chất hữu cơ tạo ra nhiệt độ và giải phóng ôxy.

Có ba nguyên nhân gây cháy là trực tiếp, gián tiếp và sâu xa. Trong đó nguyên nhân gây cháy trực tiếp đáng được lưu ý.

Trong thực tế mồi bắt cháy có rất nhiều dạng như: sét, hiện tượng tích điện sinh ra do ma sát giữa các vật thể rắn sẽ tạo ra các lớp điện tích kép trái dấu khi đạt đến trị số nào đó thì sẽ phóng điện phát sinh tia lửa và gây cháy. Mồi bắt cháy cũng có thể sinh ra do hồ quang điện, do chập mạch điện… Năng lượng sinh ra của các trường hợp nói trên đủ gây cháy nhiều hỗn hợp.

Tia lửa điện là mồi bắt cháy khá phổ biến trong mọi lĩnh vực sử dụng điện. Ngành công nghiệp luyện kim, nhiệt luyện, sản xuất vật liệu xây dựng thường sử dụng năng lượng có nhiệt độ cao, lò đốt, lò nung, các thiết bị có áp suất cao. Các thiết bị đó thường sử dụng các nguyên liệu là chất dễ cháy như than, sản phẩm dầu mỏ. Các loại khí cháy tự nhiên, các chất cháy dạng khí, dạng lỏng là sản phẩm của nhiều công nghệ khác nhau, các bể chứa khí cháy khi bị rò rỉ dễ sinh ra cháy nổ. Các bể chứa khí cháy trong công nghiệp do bị ăn mòn và thủng, khi thoát ra ngoài sẽ tạo nên hỗn hợp nổ.

Tại kho chứa xăng dầu, nồng độ hơi xăng lớn hơn giới hạn nổ cũng đều gây cháy nổ. Ở các hầm khai thác than, trong không khí có nhiều bụi than và các khí dễ cháy như mêtan, các ôxytcacbon… đây là các hỗn hợp khí dễ nổ. Các thiết bị chứa chất cháy dạng khí (bình khí nén, bình khí hoá lỏng, thiết bị phản ứng cao áp, bể chứa xăng dầu…) trước khi sửa chữa không làm sạch bằng hơi nước, khí trơ cũng dễ gây cháy nổ. nhiều chất khi tiếp xúc với ngọn lửa trần hoặc tàn lửa rất dễ cháy như thuốc cháy, thuốc nổ KClO3. Khi dầu sôi bắn ra ngoài, tiếp xúc với nguồn lửa cũng sẽ gây cháy nổ. Có nhiều trường hợp do công nhân thao tác không đúng qui trình đã gây ra những đám cháy và nổ lớn.

Như vậy những nguyên nhân gây cháy chủ yếu gồm:

a) Cháy do tác động của ngọn lửa trần hoặc tia lửa, tàn lửa:

Đây là một trong những nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất vì nhiệt độ của ngọn lửa trần thường rất cao, đủ sức đốt cháy hầu hết các vật. Chẳng hạn, nhiệt độ của ngọn lửa que diêm là 700-8000C, ngọn lửa đèn dầu là 760-10000C, đầu thuốc lá đang cháy là 700-7500C… Trong khi đó, nhiệt độ bốc cháy của một số chất cháy như gỗ thông là 2500C, giấy 1840C, vải sợi hoá học 1800C…

Trong các nhà máy xí nghiệp cơ sở sản xuất ta thường gặp ngọn lửa hàn, lửa để đốt sợi bông, lửa lò, tàn lửa từ các ống khói nhà máy, ống xả ô tô, lửa từ các lò đun nấu, hút thuốc lá, sưởi, sấy… Thông thường cháy xảy ra là do không chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phòng cháy chữa cháy, làm bừa làm ẩu hoặc thiếu kiến tức về cháy nổ như soi đèn, hút thuốc, thắp hương, đun nấu ở những nơi cấm dùng lửa.

b) Cháy do ma sát va chạm giữa các vật rắn

Cháy do ma sát là nguyên nhân thường gặp ở trong máy móc thiếu dầu mỡ bôi trơn. Các ổ bi, trục máy cọ xát vào nhau sinh nhiệt đôi khi phát ra tia lửa gây cháy. Khi máy hoạt động, nhất là các máy cào bông, sợi đay, máy băm xé nguyên liệu có lẫn kim loại thường xuất hiện tia lửa cũng dẽ gây cháy. Trường hợp mở thùng xăng bằng búa sắt, đi giày đinh trong kho xăng… cũng có thể sinh tia lửa gây cháy nổ.

c) Cháy do tác dụng của hoá chất, quá trình sinh học

Trong khâu sản xuất, bảo quản vận chuyển và sử dụng hoá chất người ta đề ra các qui định hết sức nghiêm ngặt để đề phòng các sự cố gây tai nạn cho con người và môi trường nói chung và cháy nổ riêng. Về mặt phòng cháy chữa cháy phải thường xuyên chú ý các phản ứng hoá học toả nhiệt hoặc phát ra ngọn lửa, người ta phân tích như sau:

– Các hoá chất tác động với nhau sinh nhiệt hoặc hình thành ngọn lửa có thể dẫn đến cháy, nếu không chủ động kiểm soát được chúng trong các phòng thí nghiệm, nơi sản xuất kho chứa Cl2 với NH3, Cl2 với H2, Cl2 với CH4.

– Hoá chất gặp không khí, gặp nước, một số hoá chất khi tiếp xúc với môi trường không khí cũng có khả năng gây cháy. Do đó bảo quản hoá chất đòi hỏi phải thực hiện đúng các qui định.

– Xếp hàng trong kho sai qui trình, không tổ chức đảo kiểm kho thường xuyên làm cho các chất hữu cơ bị ủ lâu, phản ứng sinh học xảy ra giải phóng nhiệt độ, giải phóng ôxy gây ra hiện tượng tự cháy.

d) Cháy do tác dụng của năng lượng điện:

Trong các trường hợp chập mạch, quá tải điện năng biến thành nhiệt năng làm cho nhiệt độ tăng lên. Nhiệt độ trên dây dẫn tăng cao có thể làm cháy vỏ cách điện rồi cháy lan các vật khác. Các trường hợp như đóng mở cầu dao, cầu chì, bậc công tắc nếu các chỗ nối dây không chặt thường sinh tia lửa điện. Trong môi trường có hơi, khí và bụi cháy rất dễ gây nổ, cháy. Đối với các dụng cụ tiêu thụ điện có công suất cao như bàn là, bếp điện, lò sưởi, tủ sấy, bóng điện sợi đốt… khi sử dụng toả nhiều nhiệt, sức nóng trên bề mặt rất lớn, sau một thời gian có thể làm cho các vật xung quanh bắt cháy. Một bóng điện tròn 220V-100W sau khi bậc công tắc 30 phút, nhiệt độ đo được là 2900C. Trong khi đó nhiệt độ bốc cháy của các vật liệu như giấy gỗ là 1840C. Vì vậy sắp xếp các vật liệu không đúng qui định sẽ dễ xảy ra hoả hoạn. Người lao động phải luôn luôn có ý thức phòng cháy trong các công việc của mình, tránh những việc làm không đúng gây ra hoả hoạn làm thiệt hại đến kinh tế. Theo thống kê, có 70% số vụ cháy có nguyên nhân từ điện.

2. Biện pháp đề phòng

Bảo đảm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan và toàn xã hội. Phải hết sức không để xảy ra cháy, phải ngăn chặn kịp thời không cho đám cháy phát triển và phải nhanh chóng dập tắt ngay.

Phòng cháy là khâu quan trọng nhất trong công tác phòng cháy và chữa cháy vì khi đám cháy đã xảy ra thì dù các phương tiện chữa cháy có hiện đại đến đâu, công việc kết thúc dù có hiệu quả cao thì thiệt hại vẫn to lớn và kéo dài. Các biện pháp phòng, chống cháy nổ có thể chia thành hai loại là biện pháp kĩ thuật và biện pháp tổ chức. Trên cơ sở biện pháp phòng ngừa thích hợp, không để cháy xảy ra hoặc ngăn chặn kịp thời không cho các đám cháy phát triển. Các biện pháp phòng cháy gồm có tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kĩ thuật và biện pháp hành chính. Các biện pháp này được tiến hành đồng bộ với nhau và được thể hiện trong hai giai đoạn:

– Thực hiện phòng cháy chữa cháy ngay từ khâu thiết kế và thi công công trình như lựa chọn vật liệu xây dựng, tường ngăn cháy, cửa thoát hiểm, hệ thống cấp nước chữa cháy, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động.

– Các biện pháp thực hiện trong quá trình sản xuất như kiểm tra kĩ thuật an toàn máy móc thiết bị trước khi sản xuất, thực hiện đúng các qui trình kĩ thuật.

a) Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện:

Pháp lệnh qui định việc quản lí nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy nêu rõ “việc phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân”. Trong cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường việc phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn bộ công nhân viên chức và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị ấy. Như vậy, thủ trưởng đơn vị trước hết phải thể hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên chức, tổ chức huấn luyện cho họ cách thức phòng cháy chữa cháy. Thủ trưởng đơn vị cùng với tổ chức đảng, công đoàn tiến hành rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy ở đơn vị mình theo định kì nhằm mục đích phát hiện những sai sót để uốn nắn kịp thời hoặc có biện pháp tích cực nhằm loại trừ nguy cơ gây cháy. Mỗi khi tiếp nhận hoặc tuyển dụng công nhân mới, thủ trưởng phải có trách nhiệm phổ biến, giải thích hướng dẫn đầy đủ nội qui phòng cháy chữa cháy trước khi giao công việc chuyên môn.

– Các tổ chức quần chúng phải đưa phòng cháy chữa cháy vào công tác, nhắc nhở thường xuyên bằng các biển cảnh báo, khẩu hiệu và bằng lời nói để kiến thức phòng cháy chữa cháy được nhân rộng trong quần chúng.

b) Biện pháp kĩ thuật công nghệ

Đây là biện pháp thể hiện việc lựa chọn sơ đồ công nghệ và thiết bị, chọn vật liệu kết cấu và vật liệu xây dựng, các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo hiệu và chữa cháy. Giải pháp công nghệ đúng đắn luôn phải quan tâm đến các vấn đề cấp cứu người và tài sản một cách nhanh chóng nhất khi đám cháy xảy ra. Ở những vị trí cần thiết nên đặt các phương tiện chống cháy. Tiêu chuẩn qui định dấu hiệu an toàn trong lĩnh vực phòng và chống cháy áp dụng cho toàn bộ các tình huống cần thiết và để chỉ báo bao gồm:

(Lytuong.net – Nguồn: Giáo trình Kỹ thuật an toàn điện, Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net