Trang chủ An toàn lao động và môi trường Nguyên nhân tai nạn điện

Nguyên nhân tai nạn điện

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 363 views

Tai nạn điện và các nguyên nhân gây mất an toàn điện.

Nguyên nhân tai nạn điện

Tai nạn điện là tai nạn xảy ra nhiều nhất trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong lao động sản xuất, một phần do tính ưu việt của điện năng, nhưng nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra tai nạn vẫn là do con người chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sinh hoạt.

Các tai nạn ở điện áp thấp (<250 V đối với đất ) có tỉ lệ lớn (78% ), còn lại là tai nạn xảy ra ở điện áp cao. Nguyên nhân chủ yếu là do con người thường tiếp xúc với các thiết bị điện hạ áp, được dùng rất phổ biến trong sản xuất và đời sống.

Các tai nạn thường xảy ra đối với điện áp thấp:

+ Sữa chữa đường dây trên cao, bị điện giật và rơi xuống.

+ Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, bóng đèn.

+ Rò rỉ điện ở các dụng cụ điện cầm tay và di động, đặc biệt là máy hàn, dụng cụ mỏ.

+ Di chuyển dụng cụ, thiết bị khi chưa bảo đảm an toàn về nguồn điện.

+ Kéo dây, lắp đặt khí cụ điện tạm thời trên công trường.

+ Khi đóng cầu dao, CB đang mang tải.

Tai nạn xảy ra chủ yếu ở điện áp cao:

+ Làm việc ở đường dây trên không thì bị hiện tượng dòng ngược từ máy phát điện hạ thế nhà dân, đóng cắt đường dây nhầm,…

+ Không tôn trọng khoảng cách với đường dây đang mang điện.

+ Đóng, cắt các thiết bị cao áp không đúng quy trình, quy phạm.

Các loại tai nạn điện

Có ba loại tai nạn về điện: điện giật, đốt cháy, hỏa hoạn và nổ.

a. Điện giật:

Do tiếp xúc với phần tử mang điện áp, Có thể chia làm 2 loại tiếp xúc

Tiếp xúc trực tiếp:

  • Tiếp xúc với các phần tử mang điện áp đang làm việc.
  • Sự tiếp xúc với các phần tử đã được cắt ra khỏi nguồn điện song vẫn còn chứa điện tích.
  • Sự tiếp xúc với các phần tử đã bị cắt ra khỏi nguồn điện, song phần tử này vẫn chịu một điện áp cảm ứng do ảnh hưởng của điện từ hay cảm ứng tĩnh điện của các thiết bị mang điện khác đặt gần.

Tiếp xúc gián tiếp:

  • Tiếp xúc với vỏ của thiết bị mà vỏ có điện áp do bị chạm, hỏng hóc.
  • Sự tiếp xúc với các phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh hưởng điện từ hay tĩnh điện.

XEM THÊM: Nguyên nhân bị điện giật

b. Đốt cháy điện:

Là trường hợp tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp, nhưng khi đó dòng điện qua cơ thể người rất lớn và kèm theo hồ quang phát sinh mạnh.

c. Hỏa hoạn và cháy nổ:

Hỏa hoạn: Do dòng điện lớn so với dòng giới hạn cho phép gây nên sự đốt nóng dây dẫn, hay do hồ quang điện.

Sự nổ: Do dòng điện quá lớn so với dòng giới hạn cho phép, nhiệt độ tăng rất cao và gây nổ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]