Chủ nghĩa chức năng cấu trúc là một luận thuyết (paradigm) xã hội học ra đời sớm nhất. Nó được bắt nguồn từ những tiến bộ khoa học trong khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX. Dựa trên những tiến bộ này, Herbert Spencer (1820-1903) đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu về các cấu trúc xã hội thông qua một “tương hữu cơ”-tương tự như thực thể hữu cơ- (organic analogy) nhấn mạnh các quy luật tiến hóa (Spencer, 1898). Trong mô hình này, Spencer xem xã hội loài người tương tự với một cơ thể hữu cơ. Trong điều kiện đơn giản nhất, cũng giống như các cơ quan khác nhau trong cơ thể làm việc với nhau để giữ cho toàn bộ hệ thống hoạt động, ổn định, các bộ phận khác nhau của xã hội (kinh tế, chính trị, chăm sóc sức khỏe- y tế, giáo dục, vv) làm việc với nhau để giữ toàn bộ hoạt động xã hội và ổn định. Spencer cũng thấy điểm tương đồng giữu sự phát triển của cơ thể người và sự phát triển của xã hội. Spencer chính người đưa ra quan điểm “survival of the fittest-sự tồn tại của cái thích nghi nhất”.
Spencer đã có ảnh hướng lớn đến nhà xã hội học người Pháp, Emile Durkheim (1858-1917). Durkheim đã vận dựng ý tưởng “tương hữu cơ” và đã phát triển nó thành thuyết chức năng cấu trúc (còn được gọi là thuyết chức năng, hoặc thuyết chức năng luận). Lý thuyết này xem xã hội như là một hệ thống phức tạp của các bộ phận liên quan với nhau, làm việc cùng nhau để duy trì sự ổn định (Parsons, 1951). Theo lý thuyết này thì:
- Các bộ phận của một hệ thống xã hội phụ thuộc lẫn nhau;
- Hệ thống xã hội có trạng thái cân bằng bình thường, tương tự như một cơ thể khỏe mạnh; và
- Khi bị tác động, các bộ phận của hệ thống tổ chức lại và điều chỉnh lại để đưa hệ thống trở lại trạng thái cân bằng (Wallace và Wolf 1999, 18).
Durkheim nhận ra rằng xã hội ảnh hưởng đến hành động của con người, nhưng xã hội cũng là một cái gì đó mà tồn tại ở ngoài cá nhân. Ông cảm thấy rằng xã hội phải được nghiên cứu và hiểu rõ thông qua cái ông gọi là “sự kiện xã hội”. Những sự kiện xã hội bao gồm luật, đạo đức, giá trị, niềm tin tôn giáo, phong tục, thời trang, nghi lễ, và các quy tắc văn hóa và xã hội chi phối đời sống xã hội. Durkheim (1964) đã thấy hệ thống của các sự kiện xã hội này tạo nên cơ cấu xã hội.
Ông quan tâm đến cách thức các sự kiện xã hội ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Ông cũng quan tâm đến các chức năng của từng bộ phận của một hệ thống xã hội cũng như cách thức các xã hội xoay sở để duy trì ổn định hoặc thay đổi. Nói cách khác, làm thế nào các sự kiện xã hội gắn kết (fit) với nhau? Các bộ phận khác nhau của xã hội phục vụ những nhu cầu gì? Bộ phận nào của xã hội giữ vai trò giữ cho hệ thống hoạt động và cân bằng? Làm thế nào và tại sao các hệ thống thay đổi? Các nhà cấu trúc chức năng cũng nhận ra rằng khi một phần của hệ thống thay đổi, các bộ phận khác của hệ thống phải điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi đó. Một sự thay đổi trong một phần của hệ thống có thể có kết quả rõ ràng, kết quả tiềm ẩn, và hậu quả rối loạn chức năng.
Lý thuyết chức năng cấu trúc là một lý thuyết xã hội ban đầu nhằm cố gắng giải thích các thiết chế xã hội như là các phương tiện chọn lọc (collective means) để đáp ứng các nhu cầu sinh học của các cá nhân (ban đầu là thuyết chức năng- functionalism). Sau đó nó tập trung vào những cách thức thiết chế xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội của con người (chức năng cấu trúc-structural- functionalism).
Chủ nghĩa chức năng có được ý nghĩ ban đầu bắt nguồn từ ý tưởng của E. Durkheim. Durkheim quan tâm đến câu hỏi tại sao các xã hội duy trì được tính ổn định bên trong và tồn tại theo thời gian. Ông tìm cách giải thích sự liên kết và ổn định xã hội thông qua ý tưởng của sự đoàn kết (solidarity). Trong các xã hội mang tính “nguyên thuỷ” hơn, sự đoàn kết là đoàn kết mang tính cơ học- mechanical solidarity- mọi người thực hiện những công việc tương tự nhau nhằm gắn kết xã hội lại. Ở những xã hội hiện đại và phức tạp các thành viên thực hiện nhiều công việc khác nhau, kết quả là tạo nên mộ sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ giữa các cá nhân. Dựa trên phép ẩn dụ về một tổ chức trong đó có nhiều bộ phận thực hiện cùng nhau chức năng để duy trì tổng thể, Durkheim cho rằng các xã hội hiện đại, phức tạp được gắn kết với nhau bởi sự đoàn kết hữu cơ- organic solidarity.
Mối quan tâm chủ yếu của chủ nghĩa chức năng cấu trúc là sự tiếp tục công việc của Durkheim về giải thích tính ổn định hiển nhiên (apparent stability) và sự gắn kết bên trong của xã hội, các yếu tố rất cần thiết để bảo đảm sự tồn tại của các xã hội theo thời gian. Các nhà chủ nghĩa chức năng cho rằng thiết chế xã hội được tích hợp về chức năng để tạo thành một hệ thống ổn định và một sự thay đổi ở một thiết chế sẽ kéo theo sự thay đổi ở các thiết chế khác. Xã hội hoạt động như một cơ quan (organism) có nhiều bộ phận (thiết chế xã hội) cùng làm việc với nhau để duy trì và tái sản xuất xã hội. Những thành phần khác nhau của xã hội được xem là hoạt động một cách vô thức (unconscious), giống như là tự động sự cân bằng xã hội. Do đó, tất cả các hiện tượng văn hóa, xã hội, được xem như là có chức năng để làm việc cùng nhau để đạt được trạng thái này. Nói cách khác, để hiểu được một thành phần, thiết chế của xã hội, chúng ta có thể đưa ra câu hỏi: “chức năng của thiết chế này là gì?”, chức năng, theo nghĩa này, là sự đóng góp của hiện tượng cho một hệ thống lớn hơn mà hiện tượng đó là một phần. (Hoult, 1969:139).
Lý thuyết chức năng cấu trúc của Talcott Parsons và Robert Melton, trong nhiều năm là lý thuyết xã hội học thống trị. Tuy nhiên, trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nó đã bị loại bỏ hoàn toàn về tầm quan trọng, và ít nhất ở một số mặt, đã lùi lại vào lịch sử cận đại của lý thuyết xã hội học. Không ít quan điểm cho rằng, lý thuyết chức năng cấu trúc hiện nay, chủ yếu chỉ còn ý nghĩa về mặt lịch sử, cho dù nó vẫn còn được chú ý ở vai trò cơ sở của sự nảy sinh lý thuyết tân chức năng trong những năm cuối của thế kỷ XX.
Trong lý thuyết chức năng cấu trúc, các thuật ngữ chức năng và cấu trúc không cần sử dụng trong một liên kết, mặc dù về hình thức chúng có sự kết nối. Chúng ta có thể nghiên cứu các cấu trúc của xã hội mà không cần quan tâm đến các chức năng ( hay hệ quả) của chúng hoặc của các cấu trúc khác. Tương tự chúng ta có thể khảo sát các chức năng của một loạt các quá trình xã hội mà không cần khoác một hình thức cấu trúc. Tuy vậy, mối quan tâm đến cả hai đã định hình cho lý thuyết chức năng cấu trúc. Mối quan tâm về cơ bản về lý thuyết chức năng xã hội, là các cấu trúc và thể chế vĩ mô của xã hội, các tương quan của chúng và các ảnh hưởng kìm hãm của chúng đối với tác nhân hành động (actor).
– Lý thuyết chức năng về sự phân tầng
Lý thuyết chức năng về sự phân tầng, như là sự kết nối bởi Kingsley Davis và Wibert Moore được biết nhiều nhất về lý thuyết chức năng cấu trúc. Theo họ sự phân tầng là tất yếu mang tính chức năng. Mọi xã hội đều cần một hệ thống như thế, và nhu cầu này đưa tới sự tồn tại một hệ thống phân tầng.
- Theo tiêu điểm này, vấn đề chức năng chủ yếu là một xã hội thúc đẩy và xếp đặt mọi người vào vị trí “thích hợp” của họ trong một hệ thống phân tầng ra
- Sự xếp đặt địa vị xã hội thích hợp là một vấn đề cơ bản vì 3 lý do chính:
- Có một số địa vị phù hợp khi chiếm giữ hơn một số khác.
- Có một số địa vị quan trọng cho sự tồn tại của xã hội hơn số khác.
- Các địa vị xã hội khác nhau đòi hỏi các tài năng và năng lực khác nhau.
Dù các vấn đề này áp dụng đối với mọi địa vị xã hội, Davis và Moore quan tâm hơn tới các địa vị có chức năng quan trọng trong xã hội. Các địa vị có thứ hạng cao trong hệ thống phân tầng được cho là ít thích hợp hơn khi chiếm giữ nhưng quan trong hơn cho sự tồn tại xã hội và đòi hỏi những tài năng và khả năng lớn. Ngoài ra, xã hội phải đáp ứng sự đền bù thoả đáng cho các vị trí này để có đủ người tìm cách chiếm giữ chúng, và các cá thể đã thực hiện việc chiếm giữ chúng sẽ làm việc một cách cần mẫn. Sự nghịch đảo bao hàm trong ý tưởng của Davis và Moore nhưng không được đưa ra thảo luận. Nghĩa là, các địa vị có thứ hạng thấp trong hệ thống phân tầng được giả sử là nhiều thích hợp hơn và ít
quan trọng hơn, ít đòi hỏi các phẩm chất về khả năng và tài trí. Trong xã hội thường it xảy ra các cá thể chiếm giữ các địa vị này và thực hiện chúng với sự mẫn cán.
Các phê phán
Lý thuyết chức năng cấu trúc về sự phân tầng đã chịu nhiều sự phê phán từ khi nó được công bố năm 1945.
- Một phê phán cơ bản là lý thuyết chức năng về sự phân tầng đơn giản chỉ là duy trì vị trí đặc quyền của những người đã có sẵn quyền lực, ưu thế và tiền của.
- Lý thuyết chức năng còn bị phê phán vì đã giả đoán rằng, chỉ đơn giản bởi vì một cấu trúc xã hội phân tầng đã tồn tại trong quá khứ, nó phải tiếp tục tồn tại trong tương lai. Rất có thể trong tương lai các xã hội sẽ được tổ chức theo những cách khác, không có phân tầng.
- Chủ nghĩa chức năng cấu trúc bị chỉ trích là không thể xem xét được sự thay đổi về xã hội bởi nó chỉ tập trung vào trật tự xã hội và sự cân bằng trong xã hội. Một chỉ trích khác về chủ nghĩa chức năng cấu trúc bao gồm những tranh luận về nhận thức luận (epistemological argument) rằng chủ nghĩa chức năng cố gắng mô tả các thể chế xã hội chỉ thông qua ảnh hưởng của nó, và kết quả là không giải thích nguyên nhân của các ảnh hưởng.
- Trường phái này còn bị chỉ trích là nó ủng hộ hiện trạng (status quo). Theo một số người phản đối, chủ nghĩa chức năng cấu trúc mô tả xung đột và thách thức đối với hiện trạng là có hại cho xã hội, và do đó có xu hướng trở thành quan điểm nổi bật của các nhà bảo thủ.
Ngoài ra, nó đã lý luận rằng, ý tưởng về các vị trí chức năng trong xã hội có tầm quan trọng khác nhau là khó mà tán thành được. Có thật những người thu lượm rá ít quan trọng đối với sự tồn tại xã hội hơn những người hành nghề quảng cáo?
Có thật là khan hiếm những người có khả năng chiếm giữ các vị trí ở cấp độ cao? Trong thực tế, nhiều người bị ngăn trở không có được sự đào tạo cần thiết để chiếm giữ các vị trí ưu thế, ngay khi cả họ có khả năng.
– Lý thuyết chức năng-cấu trúc của Talcott Parsons
Chúng ta bắt đầu thảo luận về lý thuyết này từ bốn yêu cầu bắt buộc đối với mọi hệ thống “hành động”, lược đồ AGIL nổi tiếng của ông. Sau thảo luận về bốn chức năng, chúng ta sẽ quay lại phân tích các tư tưởng của Parsons về các cấu trúc và các hệ thống.
AGIL: một chức năng là “một phức hợp các hoạt động trực tiếp hướng tới sự gặp gỡ một nhu cầu hay những nhu cầu của hệ thống”. Dùng định nghĩa này, Parsons tin rằng có bốn yêu cầu tất yếu đối với mọi hệ thống: sự thích nghi, sự đạt được mục tiêu, sự hoà hợp và sự tiềm tàng hoặc sự duy trì khuôn mẫu. Tất cả 4 yếu tố này kết hợp với cái tên lược đồ AGIL. Để tồn tại một hệ phải thực hiện bốn chức năng:
- Thích nghi (adaptation): một hệ thống phải đương đầu với các nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường thích nghi với các nhu cầu của nó.
- Đạt được mục tiêu ( Goal attainment): một hệ thống phải xác định và đạt được các mục tiêu cơ bản của nó.
- Hoà hợp (integration): một hệ thống phải điều hoà mối tương quan của các thành tố bộ phận. Nó cũng phải điều hành mối quan hệ trong 3 yếu tố tất yếu chức năng còn lại. (A,G,L)
- Sự tiềm tàng (sự duy trì khuôn mẫu) (latency): một hệ thống phải cung cấp, duy trì và kiến tạo cả động lực thúc đẩy của các cá thể cũng như các khuôn mẫu văn hóa đã sáng tạo và duy trì động lực thúc đẩy.
* Các phê phán
- Không xử lý lịch sử một cách tương xứng.
- Không giải quyết một cách có hiệu quả các quá trình biến đổi xã hội.
- Không nói tới vấn đề biến đổi ngay cả khi họ làm điều này, nó nằm trong phạm vi phát triển hơn là tiến hóa.
- Không thể xử lý một cách có hiệu quả sự xung đột.
- Mơ hồ, không rõ ràng.
- Dù không có một lược đồ riêng lẻ nào có thể sử dụng để phân tích mọi xã hội xuyên suốt lịch sử, các nhà lý thuyết chức năng cấu trúc đã bị thúc đẩy bởi niềm tin rằng có một lý thuyết riêng lẻ hay ít nhất một tập hợp các phạm trù khái niệm có thể được dùng để làm chuyện này.