Trang chủ Thể thao Doping là gì? – Vấn đề đáng lên án ở thể thao trong sạch

Doping là gì? – Vấn đề đáng lên án ở thể thao trong sạch

by Ngo Thinh
94 views

Doping đang được các tổ chức thể thao ví như một “bệnh dịch” khiến các cuộc chơi mất đi sự công bằng và tính cạnh tranh. Đã có nhiều trường hợp gian lận sử dụng chất cấm tạo ra cú sốc trong làng thể thao. Các Liên đoàn thể thao trên thế giới đang đẩy mạnh công tác phòng chống doping để xây dựng một hệ thống cạnh tranh lành mạnh.

Doping là gì?    

Olympic muốn trừ khử doping

Thuật ngữ “Doping” trong bộ môn thể thao dùng để ám chỉ cho một loại thuốc giúp tăng cường hiệu suất thể thao của một vận động viên. Thuật ngữ trên được các tổ chức thể thao sử dụng rộng rãi để gán cho việc gian lận trong các cuộc thi. 

Theo đó, nếu như một vận động viên sử dụng doping trong khi thi đấu, hành vi đó được coi là phản thể thao và họ gần như sẽ phải nhận án phạt nặng đến từ các Liên đoàn. Các tổ chức thể thao thường xuyên có phiên kiểm tra doping trước và sau trận đấu với các vận động viên. 

Nguồn gốc của doping được biết đến từ người Hy Lạp và Roma cổ đại. Trong các cuộc đua xe ngựa, vận động viên đã sử dụng chất doping để giúp họ đạt thể trạng tốt nhất. 

mitom và người hâm mộ bóng đá và thể thao chắc chắn đã nhiều lần nghe về vấn nạn sử dụng doping. Việc phòng chống sử dụng doping đang được nhiều Liên đoàn thể thao thực hiện một cách chặt chẽ để tạo ra một môi trường cạnh tranh sòng phẳng và có tinh thần fair play nhất.

Các dạng doping thường gặp 

Chất cấm tác dụng mạnh lên cơ bắp

Có rất nhiều biến thể của doping được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như nước uống hoặc viên thuốc. Giới thể thao thường kiểm tra 3 loại doping chính xuất hiện nhiều trên thị trường bao gồm Steroid, Strychnine và Stiumulant. Mỗi loại có công dụng vào từng bộ phận khác nhau trên cơ thể nhưng đều được quy chuẩn vào vi phạm luật thể thao. 

Trước tiên, Steroid là chất hóa học giúp cơ thể và tinh thần của vận động viên hưng phấn trong thời gian ngắn. Việc sử dụng Steroid đang xuất hiện nhiều hơn trong ngành thể thao. Bên cạnh hành động nghiêm cấm Steroid, các nhà khoa học khuyến cáo người dùng không nên sử dụng vì các tác dụng phụ sau này như huyết áp cao, trầm cảm và suy nhược cơ thể.

Strychnine có tác dụng ngay tức khi sử dụng giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Trong lịch sử các cuộc đua xe đạp chặng dài, chất Strychnine từng được sử dụng để trợ giúp các vận động viên trong quãng đường cuối cùng. Strychnine từng được coi là liều thuốc thần cứu chữa các vận động viên Olympic vào thế kỷ 20. Tuy nhiên, Strychnine hiện đã bị cấm vì có thể làm một vận động viên đánh mất sự nghiệp. 

Về Stimulants, chất hóa học trên gây tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và làm tăng cảm giác hưng phấn cho người sử dụng đã chính thức bị cấm vào năm 2004. Stimulants được ghi nhận là chất doping được lạm dụng nhiều nhất sau Steroid trong danh sách các chất cấm của Cơ quan phòng Chống doping thế giới. 

Các chất doping xuất hiện trong nhiều trong các loại thuốc chữa bệnh. Chính vì thế, các vận động viên cần phải trang bị kiến thức cần có về doping để phòng ngừa việc sử dụng một cách vô tình.

Những Cú sốc về hành vi sử dụng doping trong bóng đá 

Pogba đánh mất sự nghiệp

Doping cũng đã từng tạo ra nhiều scandal chấn động làng túc cầu. Vụ việc huyền thoại Diego Maradona sử dụng chất cấm vẫn để lại nhiều tranh cãi cho giới mộ điêu. “Cậu bé vàng” Argentina bị bắt vì hành vi sử dụng doping vào năm 1991 trong thời gian khoác áo Napoli. 

Maradona xét nghiệm dương tính với cocaine – một biến thể của Stimulants. Tiền đạo thuộc biên chế Napoli đã dính án phạt cấm thi đấu 15 tháng. Câu chuyện tiếp tục tạo ra làn sóng phẫn nộ khi Maradona bị điều tra doping ở kì World Cup 1994. Huyền thoại người Argentina sau đó đã không gia nhập Boca Juniors và từ giã sự nghiệp quần đùi áo số.

Thời gian gần đây, khán giả yêu thích bóng đá ở châu Âu nhận cú sốc lớn về trường hợp của Paul Pogba, cầu thủ từng lên ngôi World Cup 2018 cùng tuyển Pháp. Tiền vệ sinh năm 1993 bị xét nghiệm có thành hàm lượng testosterone cao trong cơ thể vào năm 2023. 

Paul Pogba cho rằng anh không hề biết về việc bản thân sử dụng testosterone. Mặc dù đã cố gắng đưa ra kháng cáo, Pogba vẫn nhận án phạt cấm thi đấu 2 năm. Tiền vệ người Pháp thậm chí dính vào thủ tục chấm dứt hợp đồng ngay lập tức mà câu lạc bộ Juventus đưa ra. Đây được xem như là điểm kết thúc của sự nghiệp của cựu sao Man United.   

Án phạt cho doping ở các môn thể thao khác

Huyền thoại môn xe đạp bị tước toàn bộ danh hiệu

Án phạt của Olympic cho vận động viên sử dụng doping là gì? Liên đoàn thể thao đưa ra những biện pháp kiểm tra và phòng ngừa triệt để cho các vận động viên trước và sau khi nhập cuộc. Theo thống kê, từ Olympic 1968 đến Olympic 2020, đã có đến 149 trường hợp bị tước huy chương vì gian lận sử dụng chất cấm. 

Trong đó, bộ môn điền kinh nhận được nhiều mối quan tâm nhất và đã có tới 50 tấm huy chương bị tước đi. Ngoài ra, bộ môn cử tạ cũng gây chú ý tương tự với 50 tấm huy chương bị tước. Trong các quốc gia tham dự Olympic, tuyển Nga đang là đất nước có số ca mắc doping nhiều lần nhất.

Doping giúp các vận động viên chạm tới đỉnh cao nhưng sau đó họ nhận lại sự chỉ trích dữ dội từ công chúng sau khi bị phát hiện. Huyền thoại đường đua xe đạp Lance Armstrong từng là biểu tượng của bộ môn thể thao này nhưng anh đã đánh mất danh vọng. Năm 2012, huyền thoại người Mỹ bị tước đi 7 danh hiệu vô địch Tour de France và bị cấm thi đấu đến hết đời.

Các tổ chức thể thao luôn mạnh tay với tất cả các trường hợp sử dụng doping. Maria Sharapova đã bị Liên đoàn quần vợt thế giới cấm thi đấu 2 năm vì sử dụng Meldonium trong khi thi đấu. Tay vợt có lượng fan hâm mộ hùng hậu khẳng định bản thân không hề hay biết về việc chất cấm trên xuất hiện trong thuốc điều trị bệnh tim mạch của cô.

Tuy nhiên, Liên đoàn quần vợt đã không xem xét một lời phản biện từ Sharapova. Điều này hoàn toàn cho thấy các tổ chức thể thao luôn cố gắng xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhất và không ngại ngần loại bỏ những ngôi sao thuộc top đầu thế giới. 

Công tác phòng chống doping 

Người hâm mộ cần tính công bằng trong thể thao

Các tổ chức thể thao đang nghiêm ngặt thực hiện quy trình phòng chống doping. IOF và WADA(Cơ quan phòng chống Doping thế giới) đang liên tục đưa ra thay đổi để tạo ra môi trường cạnh tranh minh bạch nhất. Họ đặt ra 12 quy tắc trong khâu phòng ngừa doping và thực hiện các bài test doping cho các kỳ thế vận hội Olympic.

Việc diệt trừ nạn sử dụng doping đã giúp các trận đấu thể thao diễn ra một cách công bằng và hấp dẫn trên mi tom tv. Thời điểm hiện tại, mọi tổ chức đều đã đưa ra chính sách riêng và nghiêm túc thực hiện các điều luật phòng chống doping. Sau các trận đấu, các vận động viên bị nghi ngờ sẽ ngay lập tức được đem đi xét nghiệm và đưa ra án phạt ngay lập tức nếu có hành vi gian lận. 

Như vậy, qua bài viết trên hy vọng các bạn đã hiểu hơn về doping là gì. Chất cấm đang là “bệnh dịch” mà mọi tổ chức thể thao mong muốn đẩy lui. Hy vọng, việc sử dụng doping sẽ biến mất để mang lại tính công bằng và hấp dẫn cho các bộ môn thể thao.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net