Trong một trận đấu bóng đá, có rất nhiều tình huống mà các cầu thủ thi đấu đã vô tình hay cố ý phạm lỗi với đối thủ và trọng tài đã cho đối thủ hưởng 1 quả penalty. Và cũng chính penalty là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của trận đấu. Để thực hiện được quả đá phạt 11 mét thì các cầu thủ cần phải hiểu rõ về luật đá penalty sân 11. Hãy cùng chúng tôi khám phá!
Penalty là gì?
Cầu thủ thực hiện đá penalty trong bóng đá
Penalty là 1 hình thức đá phạt đền trong bóng đá với cự ly thực hiện là 11 mét tính từ khung thành đảm bảo đúng các quy định về luật đá penalty sân 11. Trong các sân vận động, người ta thường vẽ 1 chấm tròn ở gần cầu môn để đánh dấu chỗ thực hiện penalty.
Trọng tài sẽ cho một đội hưởng quả đá phạt 11 mét bằng cách chỉ tay vào chấm phạt đền nếu xác định cầu thủ đội đó bị phạm lỗi trong vòng cấm đối phương. Đây là 1 cú sút sẽ có sự tham gia của một cầu thủ được hưởng và 1 thủ môn đội phòng ngự.
Vì có khoảng cách rất gần với khung cách nên tỉ lệ thành công cho cầu thủ thực hiện là rất cao nên đa số những quả penalty thường sẽ được chuyển thành bàn thắng ngay lập tức dù thủ môn có xuất sắc đến mấy. Vậy nên, những quả penalty trong một trận đấu thường sẽ mang tính quyết định, đặc biệt là trong trận đấu đang có tỉ số thấp hoặc cân bằng cho 2 bên. Nếu muốn xem trực tiếp pha bóng này, bạn hãy truy cập ngay rakhoi nhé.
Đá luân lưu là gì?
Hình thức đá luân lưu để phân định thắng thua
Ngoài ra, trong bộ luật đá penalty sân 11 còn có một hình thức gần giống với đá phạt 11 mét, đó là đá luân lưu. Hình thức luân lưu sẽ xuất hiện nếu trong 1 trận cầu, cả hai đội kết thúc thời gian thi đấu chính thức và bao gồm cả hiệp phụ mà không thể phân định thắng thua..
Cả 2 đội sẽ có 5 lượt sút và trận đấu sẽ kết thúc khi 1 trong 2 đội dẫn trước với số bàn thắng áp đảo. Còn không, loạt sút sẽ được tiếp tục và bước vào giai đoạn bàn thắng vàng. Đội trưởng 2 đội sẽ nêu ra 5 cầu thủ đá và thứ tự thực hiện lần lượt cho trọng tài. Thủ môn bắt bóng sẽ không thay đổi, trong trường hợp thủ môn dính chấn thương thì phải thay bằng thủ môn dự bị hoặc 1 cầu thủ khác trong đội.
Khi nào được đá penalty?
Trọng tài cho phép các cầu thủ hưởng 1 quả penalty
Theo luật đá penalty sân 11 của FIFA quy định, trọng tài sẽ cất còi cho hưởng 1 quả penalty nếu xác nhận hành vi của 1 cầu thủ bên phòng ngự với 1 cầu thủ khác phía đối phương như sau:
- Hành vi tắc bóng nhưng trúng chân đối thủ trước thay vì bóng.
- Cố ý triệt hạ đối thủ.
- Nhổ nước bọt hoặc xúc phạm đối thủ.
- Đẩy, cố tình đánh hoặc kéo người đối phương.
- Hành vi sử dụng tay chơi bóng.
Trong những pha vào bóng, việc 1 cầu thủ bên phía phòng ngự phạm lỗi với đối thủ là điều khó tránh khỏi. Nhờ vậy, trọng tài có thể căn cứ vào đó mà có thể đưa ra quyết định rút thẻ.
Ngoài ra, hành vi dùng tay chơi bóng cũng được quy định trong luật đá penalty sân 11. Việc để bóng chạm tay 1 cầu thủ bên phía phòng ngự trong vòng cấm có thể làm thay đổi hướng bóng làm giảm nhịp độ tấn công của đối thủ mà trọng tài có thể đưa ra quyết định thổi phạt. Theo quy định mới của FIFA, nếu tình huống bóng vô tình chạm tay đối thủ được trọng tài xác định sẽ không có penalty.
Tuy nhiên, có một số tình huống trọng tài thổi phạt đền do vị trí phạm lỗi sát vòng 16m50 mà trọng tài bị cầu thủ đối phương qua mắt dù thực tế là không có lỗi xảy ra. Nhiều cầu thủ lợi dụng việc này mà tiếp tục thực hiện những hành vi gian dối khiến xảy ra các cuộc tranh luận giữa cánh báo chí và người hâm mộ. Chính vì những điều này, bóng đá hiện đại đã cho ra đời công nghệ VAR để hỗ trợ trọng tài trong các tình huống tranh cãi về phạm lỗi theo luật đá penalty sân 11.
Cách thực hiện penalty
Trong bóng đá, có nhiều cầu thủ đã sáng tạo ra nhiều cách thực hiện penalty khác nhau. Phổ biến trong số đó là đá phạt 11 mét thông thường hoặc phối hợp với đồng đội.
Đá penalty thông thường
Hình thức đá penalty được nhiều cầu thủ chọn
Theo luật đá penalty sân 11, trái bóng sẽ được đặt ở ngay trên chấm phạt đền. Ngoài cầu thủ đá phạt và thủ môn đội phòng thủ, tất cả các cầu thủ còn lại phải đứng ở ngoài vùng 16m50 và cách chấm phạt đền tối thiểu 9m15. Thủ môn bên phía phòng ngự phải đứng dưới vạch vôi khung thành. Và các tình huống đều phải thực hiện theo tiếng còi của trọng tài.
Sau khi trọng tài thổi còi, cầu thủ đá phạt sẽ thực hiện penalty. Khi đó, sẽ có 2 khả năng có thể xảy ra:
- Bóng bay qua vạch vôi và trôi vào lưới sau cú sút. Bàn thắng sẽ được tính trực tiếp cho bên thực hiện.
- Bóng được thủ môn đẩy ra hoặc chạm xà ngang, cột dọc khung thành.
Khi đó, cầu thủ 2 bên có thể lao vào tranh chấp bóng. Nếu 1 cầu thủ ghi bàn thì bàn thắng đó sẽ không được tính là đá penalty thành công dù bóng bị nảy ra từ pha đá phạt đền.
Đặc biệt, cầu thủ thực hiện chỉ được phép chạm bóng 1 lần duy nhất. Nếu cầu thủ đó chạm quá 1 lần mà trước đó không có 1 cầu thủ nào khác chạm bóng thì theo luật đá penalty sân 11, đội phòng ngự sẽ được hưởng 1 quả đá phạt gián tiếp. Để biết chi tiết hơn về phạt đền, bạn hãy vào https://gamehow.net/rakhoi-tv-1667.html nhé.
Đá penalty phối hợp
Đá penalty phối hợp giữa các cầu thủ
Bên cạnh cách đá thông thường, cầu thủ thực hiện có thể chọn cách phối hợp với đồng đội bằng việc đẩy quả bóng sang vị trí thuận lợi cho cầu thủ thứ 2 dứt điểm hoặc kiến tạo. Giống như các cầu thủ khác, cầu thủ thứ 2 cũng phải tuân thủ đúng quy định về vị trí đứng trong luật đá penalty sân 11.
Sự thành công của chiến thuật này là sử dụng yếu tố bất ngờ từ cầu thủ thứ 2 mà qua đó có thể đánh lừa thủ thành bên phòng ngự và mở rộng cơ hội ghi bàn. Cách đá phạt này lần đầu được sử dụng bởi Jimmy Mcllroy và Danny Blanchflower trong trận Bắc Ireland gặp Bồ Đào Nha ngày 1-5-1957. Sau đó, chiến thuật đá pen này được dùng rộng rãi hơn và mang đến thêm sự thú vị cho môn thể thao vua.
Các tình huống phạm lỗi khi thực hiện penalty
Trong quá trình thực hiện 1 quả penalty, sẽ không hiếm có những tình huống cầu thủ 2 đội đã vô tình hay cố ý phạm lỗi làm ảnh hưởng đến pha thực hiện. Luật đá penalty sân 11 đã quy định như sau:
- Cầu thủ bên phòng ngự phạm lỗi trước khi quả penalty được thực hiện. Nếu bóng vào lưới, bàn thắng được công nhận, nếu không thì đá lại.
- Cầu thủ bên thực hiện phạm lỗi. Nếu bóng vào lưới, bàn thắng không được công nhận, nếu vào thì đá lại.
- Cả 2 đội cùng phạm lỗi thì đá lại.
- Cầu thủ thực hiện chạm bóng 2 lần khi chưa có cầu thủ khác chạm bóng (kể cả khi bóng chạm xà ngang, cột dọc) hoặc có hành vi chơi bóng bằng tay thì bên còn lại được hưởng đá phạt gián tiếp.
Trong trường hợp 1 cầu thủ cố tình vi phạm nhiều lần thì trọng tài có thể hoàn toàn rút thẻ với cầu thủ đó. Tuy nhiên, trong thực tế thì điều này rất hiếm khi xảy ra.
Trên đây là một vài thông tin về luật đá penalty sân 11 mà các quý vị khán giả cần biết để hiểu thêm về bóng đá.
Nếu muốn khám phá thêm về những bộ luật khác, hãy luôn đồng hành cùng website nhé.