Trang chủ Văn hóa học Địa – văn hóa là gì?

Địa – văn hóa là gì?

by Ngo Thinh
756 views

Khái niệm địa – văn hóa

Địa – văn hóa vừa là một phương pháp dùng để nghiên cứu văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên. Phương pháp này đã góp phần lý giải tính tương đồng văn hóa của các cộng đồng người cùng sống trên một vùng lãnh thổ.

Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu văn hóa này là: Bản thân con người cũng là một bộ phận của tự nhiên; Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành trao đổi chất với môi trường tự nhiên; Quá trình trao đổi chất diễn ra theo hai hướng: thích nghi với tự nhiên và cải tạo tự nhiên. Cả hai hướng này đều tạo ra các yếu tố văn hóa; Cụ thể là: thích nghi – in dấu trong văn hóa nhân cách, trong lối sống cộng đồng (văn hóa phi vật thể); còn biến đổi – được lưu giữ trong các đồ vật xã hội (văn hóa vật thể).

Đặc trưng của văn hóa Việt Nam từ công cụ địa – văn hóa

Trong phạm vi hẹp, đất nước Việt Nam nằm trên địa bàn cư trú của người Bách Việt. Có thể hình dung khu vực này như một hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc), và đỉnh là vùng Bắc trung bộ Việt Nam ngày nay.

Ở phạm vi rộng hơn, văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonesien lục địa. Có thể hình dung đây là một tam giác với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử (Trung Quốc) còn đỉnh của tam giác giờ đây kéo dài tới tận vùng đồng bằng sông Mekông.

Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là: Nhiệt độ, độ ẩm cao (lượng mưa hàng năm lớn), và có gió mùa.

Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này loại hình văn hóa gắn với nông nghiệp với những đặc điểm sau:

+ Trồng lúa nước.

+ Sống định cư và hoà hợp với thiên nhiên.

+ Đề cao vai trò của phụ nữ.

+ Sùng bái mùa màng, sinh nở.

Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hóa Việt Nam có đầy đủ những đặc điểm nói trên. Bên cạnh đó, điều kiện địa lý riêng có của Việt Nam cũng tạo ra những phẩm chất văn hóa độc đáo (các yếu tố riêng thuộc về bản sắc); Đó là:

+ Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường nước).

+ Tính dung chấp cao do là đầu mối giao thông đường thủy và đường bộ –  cửa ngõ của Đông Nam Á nên người dân thường xuyên giao lưu với khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó.

+ Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thủy lợi), do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên không có kết cấu bền vững và cư dân của khu vực này thường phải sống chung với nước.

+ Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước (chèo, rối nước, đua thuyền…).

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]