Trang chủ An toàn lao động và môi trường Chất thải là gì? Phân loại chất thải

Chất thải là gì? Phân loại chất thải

by Ngo Thinh
135 views

1. Khái niệm chất thải

Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014, chất thải được định nghĩa là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa, điều kiện sống và trình độ dân trí.

1.2. Phân loại chất thải

Chất thải có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguồn phát sinh, mức độ nguy hại, thành phần và trạng thái. Cụ thể như sau:

a. Phân loại theo nguồn phát sinh

  • Chất thải sinh hoạt: Phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
  • Chất thải công nghiệp: Phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là ở thể rắn, lỏng và khí).
  • Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo
  • Chất thải nông nghiệp: Phát sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
  • Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế.

b. Phân loại theo mức độ nguy hại

Chất thải nguy hại: Là chất dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa phóng xạ, kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây ra rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự phát triển của động, thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Chất thải không nguy hại: Là các chất không chứa các chất và hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các phát thải trong sinh hoạt gia đình, đô thị.

c. Phân loại theo thành phần

Chất thải vô cơ: Là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ của hộ gia đình.

Chất thải hữu cơ: Là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

d. Phân loại theo trạng thái chất thải

Thể rắn: Bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hóa chất, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng, v.v..)

Thể lỏng: Phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp, v.v..

Thể khí: Bao gồm khí thải từ các động cơ trong các nhà máy, ô tô, máy kéo, sản xuất vật liệu, v…

(Lytuong.net – Nguồn tham khảo: vista.gov.vn)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]