I. Tình hình Nêđéclan trước cách mạng
1. Vài nét về lịch sử
Nêđéclan nghĩa là xứ thấp. Phạm vi địa lý của Nêđéclan gồm các nước Hà Lan, Bỉ, Luyxămbua và một số vùng ở Đông bắc nước Pháp.
Thời cổ đại Nêđéclan là một tỉnh của đế quốc La Mã.
Đầu thời trung đại, Nêđéclan nằm trong bản đồ của vương quốc Phrăng.
Đến đầu thế kỷ XVI, do quan hệ kế thừa Nêđéclan và Tây Ban Nha trở thành một vương quốc thuộc quyền thống trị của Sáclơ I, cháu nội của Hoàng đế Đức và đồng thời là cháu ngoại của vua Tây Ban Nha. Năm 1519, Sáclơ I trở thành hoàng đế Đức hiệu là Sáclơ V. Phạm vi thống trị của Sáclơ V bao gồm Đức, Tiệp Khắc, Hungari, Tây Ban Nha, Nêđéclan …
Năm 1556, Sáclơ V thoái vị, đế quốc Sáclơ V chia thành hai nước: Ngôi hoàng đế được truyền cho em của Sáclơ V là Phécđinăng, còn ngôi vua Tây Ban Nha thì truyền cho con là Philíp II (1556-1598). Nêđéclan vẫn là một bộ phận của vương quốc Tây Ban Nha.
2. Tình hình kinh tế xã hội:
a/ Kinh tế : Đến thế kỷ XVI Nêđéclan là một nước có nền công thương nghiệp phát triển sớm ở Tây
Do vậy, Nêđéclan là một nước có nhiều thành phố, trong đó nổi tiếng nhất là Anvécpen.
Trong nông nhiệp, một số lãnh chúa phong kiến đã kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Một số thị dân giàu có thì mua ruộng đất của quý tộc rồi thuê người làm giống như các chủ trang trại.
Như vậy, đến thế kỷ XVI, quan hệ tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế.
b/ Xã hội: Cùng với sự phát triển về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi:
- Giai cấp quý tộc phong kiến phân hoá, một bộ phận thay đổi phương thức kinh doanh do đó biến thành tầng lớp quý tộc mới.
- Giai cấp tư sản đang hình thành bao gồm các thương nhân lớn và các ông chủ công trường thủ công.
- Tầng lớp bình dân thành thị bao gồm thợ thủ công nghèo, nông dân khuân vác…
- Giai cấp nông dân cũng có sự phân hóa. Đến thế kỷ XVI nói chung chế độ nông nô đã tan rã, một bộ phận nông dân trở thành phú nông, trái lại một số khác bị phá sản biến thành cố nông, công nhân công trường thủ công hoặc những kẻ lang thang.
c/ Về tôn giáo :
- Tầng lớp quý tộc cũ vẫn theo đạo Thiên chúa.
- Tầng lớp quý tộc mới thường theo Tân giáo Luthơ.
- Giai cấp tư sản và phú nông theo Tân Giáo
- Bình dân thành thị, nông dân thì theo Tân Giáo Canvanh hoặc theo phái Rửa tội lại (1).
(1) Phái rửa tội lại chủ trương ngoài lần rửa tội lúc mới ra đời, người lớn phải rửa tội một lần nữa, còn việc thờ ảnh tượng và các nghi thức khác đều bị bãi bỏ. Lý tưởng của họ là “Thiên quốc nghìn năm” tức là một xã hội khác hẳn với xã hội đầy áp bức bóc lột đương thời. |
3. Chính sách thống trị của Tây Ban Nha đối với Nêđéclan
– Về chính trị: Để thống trị Nêđéclan, hoàng đế Đức và từ năm 1556 về sau là vua Tây Ban Nha cử một viên Toàn quyền đóng ở Bryuxen, đồng thời cử một Hồng y giáo chủ làm phụ chính. Thời Philíp II, Tây Ban Nha còn cho quân sang chiếm đóng Nêđéclan.
– Về tôn giáo : Sáclơ V thi hành chính sách đàn áp khốc liệt các loại Tân giáo. Đặc biệt năm 1550, Sáclơ V ban bố sắc lệnh quy định không những tín đồ Tân giáo bị xử tử mà nhũng người giúp đỡ, che giấu thậm chí nói chuyện thân mật với tín đồ Tân giáo cũng bị tịch thu tài sản.
– Về kinh tế : Sáclơ V và Philíp II đã đặt ra ở Nêđéclan một chế độ thuế khoá hết sức nặng nề, đồng thời còn cấm các thuyền buôn của Nêđéclan không được buôn bán với các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ.
Như vậy, dưới sự thống trị của phong kiến Tây Ban Nha, nhân dân Nêđéclan bị mất tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo và bị phá hoại về kinh tế. Do vậy, đại đa số quần chúng nhân dân bị phá sản.
Tóm lại, trước cách mạng, trong xã hội Nêđéclan có 2 mâu thuẫn chủ yếu:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Nêđéclan với phong kiến Tây Ban
- Mâu thuẫn giữa quan hệ tư bản chủ nghĩa mới ra đời với chế độ phong kiến.
Mâu thuẫn thứ nhất chính là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy cuộc đấu tranh sớm bùng nổ, còn mâu thuẫn thứ 2 là yếu tố quyết định tính chất của cuộc cách mạng Nêđéclan.
II. Diễn biến cuộc cách mạng
1. Hoạt động hợp pháp của một số quý tộc
Do chính sách thống trị của Tây Ban Nha, trong giai cấp quý tộc cũng có một bộ phận không đồng tình nên họ là những kẻ đầu tiên lên tiếng yêu cầu phải sửa đổi những chính sách ấy.
– Năm 1563, ba nhà đại quý tộc là hoàng thân Vinhem Orăng, Bá tước Ecmông và Đô đốc Hoócnơ trước Hội đồng nhà nước đã yêu cầu Tây Ban Nha rút quân đội, triệu hồi Hồng y giáo chủ Gravenla, thủ tiêu các lệnh trừng trị Tân giáo, nhưng chính quyền Tây Ban Nha không đáp ứng đầy đủ.
– Năm 1565, Bá tước Ecmông sang Tây Ban Nha triều kiến Philíp II để trình bày các điều thỉnh nguyện nhưng vẫn không có kết quả.
– Năm 1566, một đoàn đại biểu của Hội hòa giải (một tổ chức của thanh niên qúy tộc) đến gặp Toàn quyền của Tây Ban Nha ở Nêđéclan. Họ ăn mặc rách rưới để tượng trưng cho sự nghèo khổ của đất nước. Những yêu cầu của họ vẫn không được giải quyết, hơn nữa, một viên quan ở đó đã gọi họ là “ bọn ăn mày”. Vì vậy, về sau, chữ “ăn mày” được sử dụng vói ý nghĩa là “ cách mạng”.
2. Cách mạng bùng nổ và chính sách khủng bố của Tây Ban Nha
a/ Sự nổi dậy của quần chúng ( 1566-1567 ):
Nhận thấy sự đấu tranh hợp pháp của một số quý tộc không đem lại kết qủa, ngày 11-8-1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Nam nổi dậy khởi nghĩa mà mục tiêu đấu tranh đầu tiên của họ là Giáo hội Thiên Chúa.
Họ mang theo gậy sắt, búa , thang, dây thừng xông vào các nhà thờ đập, phá tượng thánh, đồ thờ … và hô to: “ An mày muôn năm!”.
b/ Chính sách khủng bố và vơ vét của chính quyền Tây Ban Nha:
Tháng 8-1567, Philip II cử Công tước Anba đem 18.000 quân sang Nêđéclan. Anba lập tức thi hành chính sách khủng bố hết sức tàn bạo. Khắp Nêđéclan đâu đâu cũng đầy rẫy máy chém và giá treo cổ. Chỉ trong vòng 2 năm (1567-1569) đã có tới 000 người trong đó có cả Bá tước Ecmông và Đô đốc Hoócnơ bị xử tử.
Song song với chính sách khủng bố, Anba còn tịch thu tài sản những người bị giết, đặt ra chế độ thuế mới rất nặng nề… Mục đích của chính sách vơ vét này không chỉ nhằm làm giàu cho quốc khố Tây Ban Nha mà còn làm cho nhân dân Nêđéclan kiệt quệ do đó phải khuất phục.
c/ Hoạt động quân sự của Vinhem Orăng và sự thành lập các đội du kích:
Khi Anba kéo quân sang Nêđéclan, Vinhem Orăng đã chạy sang sang Đức. Nhờ sự giúp đỡ của phái Tân giáo ở Đức và Pháp, Vinhem Orăng chiêu mộ được một đội quân đánh thuê gồm 000 người. Năm 1568, ông đưa quân đánh thuê về Nêđéclan tấn công Tây Ban Nha nhưng bị thất bại.
Trong khi đó, một bộ phận trong giai cấp tư sản, công nhân, thợ thủ công, nông dân ở miền Nam trốn vào rừng núi lập thành những đội du kích lấy tên là “Đội ăn mày trên rừng”.
Cũng thời gian ấy, thủy thủ, ngư dân, công nhân bến cảng ở miền Bắc cũng thành lập những đội du kích gọi là “Đội ăn mày trên biển”.
Chính phong trào chiến tranh du kích của nhân dân là sự chuẩn bị cho cao trào cách mạng sắp diễn ra.
3. Phong trào khởi nghĩa giành chính quyền ở các thành phố (1572-1578)
a/ Phong trào khởi nghĩa ở miền Bắc:
Ngày 1-4-1572, một đội du kích trên biển đã chiếm được một thành phố nhỏ trên!đảo thuộc tỉnh Dêlan. Sự kiện đó, là một tín hiệu mở đầu của phong trào khởi nghĩa rầm rộ ở các tỉnh miền Bắc. Đến mùa hè năm 1572, hai tỉnh Hôlan và Dêlan được hoàn toàn giải phóng. Đến cuối năm 1573, nhiều tỉnh khác cũng lần lượt tuyên bố độc lập.
b/ Phong trào khởi nghĩa ở miền Nam:
Ngày 4-9-1576, ở Bruyxen nổ ra khởi nghĩa, cơ quan thống trị cuối cùng của Tây Ban Nha bị lật đổ.
Nhân những thắng lợi của cách mạng miền Nam, tháng 10-1576 ở Ghentơ đã triệu tập một cuộc hội nghị ba cấp toàn Nêđéclan. Hội nghị này thông qua một văn kiện gọi là “Hiệp định Ghentơ”. Hiệp định này đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu nhất là vấn đề liên hợp lực lượng để trục xuất người Tây Ban Nha ra khỏi Nêđéclan .
4. Thắng lợi ở miền Bắc và sự thành lập nước Cộng hòa Hà Lan
Ngày 6-1-1579, giới quý tộc muốn thỏa hiệp với Tây Ban Nha ở miền Nam thành lập đồng minh Arát định liên hợp với Tây Ban Nha để dập tắt phong trào cách mạng trong cả nước.
Ngày 26-7-1581, Hội nghị 3 cấp các tỉnh miền Bắc và một số thành phố lớn thành lập đồng minh Utơrết. Đồng minh Utơrết chính là cơ sở của việc thành lập nước cộng hòa tư sản ở miền Bắc Nêđéclan.
Ngày 26-7-1581, Hội nghị ba cấp các tỉnh miền Bắc và một số thành phố lớn chính thức tuyên bố phế truất Philíp II với tư cách là vua Nêđéclan. Miền Bắc Nêđéclan trở thành một nước cộng hòa gọi là nước Cộng hòa liên tỉnh, về sau gọi là nước Cộng hòa Hà Lan. Vinhem Orăng được cử làm Tổng đốc. ( Đến tháng 7-1584, ông bị tay sai của Philíp II ám sát).
Còn ở miền Nam, từ năm 1581-1585, quân Tây Ban Nha chiếm lại được nhiều thành phố, phong trào cách mạng ở đây bị thất bại.
Trong khi đó, Tây Ban Nha gặp nhiều khó khăn liên tiếp, vì vậy, năm 1609, Tây Ban Nha phải ký với Hà Lan hiệp định đình chiến 12 năm. Theo hiệp định này, Tây Ban Nha thừa nhận nền độc lập của miền Bắc Nêđéclan trong thời gian đình chiến.
Hiệp định đình chiến 1609 đánh dấu cuộc cách mạng ở miền Bằc Nêđéclan đã giành được thắng lợi. Đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan được nhiều nước Tây Au công nhận.
Còn các tỉnh phía Nam tức là nước Bỉ sau này vẫn là xứ bảo hộ của Tây Ban Nha, đến thế kỷ XVIII lại lệ thuộc vào Ao và Pháp, đến năm 1830 mới được độc lập.
III. Tính chất , ý nghĩa và hạn chế của cách mạng Nêđéclan
1. Tính chất
Nhiệm vụ của cách mạng Nêđéclan là đánh đuổi bọn thống trị Tây Ban Nha, đồng thời lật đổ chế độ phong kiến nhằm đưa đất nước tiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa.
Do nhiệm vụ ấy quy định, cách mạng Nêđéclan là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
2. Ý nghĩa
Thắng lợi của cách mạng Hà Lan có 2 ý nghĩa quan trọng:
a/ Đây là cuộc cách mạng tư sản thành công đầu tiên trong lịch sử. Bởi vậy thắng lợi của cách mạng Hà Lan là dấu hiệu đầu tiên của sự thắng lợi tất yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.
b/ Thắng lợi của cách mạng ở miền Bắc Nêđéclan đã mở ra con đường phát triển nhanh chóng về mọi mặt làm cho Hà Lan trở thành “một nước tư bản kiểu mẫu trong thế kỷ VXII”.
Về kinh tế, các ngành công thương nghiệp đều phát triển nhanh chóng. Để việc buôn bán với những miền xa xôi được tiến hành một cách có tổ chức và có hiệu quả lớn, năm 1602, Hà Lan thành lập Công ty Đông An Độ để buôn bán với phương Đông, năm 1626, lại thành lập Công ty Tây An Độ để buôn bán với châu Mỹ.
Đồng thời, Hà Lan còn tích cực tìm kiếm đất thực dân. Kết quả, ở phương Đông, Hà Lan chiếm được một số cứ điểm ở An Độ, Inđônêxia, đảo Đài Loan…ở Tây bán cầu, Hà Lan chiếm được một vùng đất ở Bắc Mỹ rồi đặt tên là Hà Lan mới. Tại đây, năm 1626, họ dựng lên một thành phố gọi là “Amxtécđam mới”. Đó là Nữu Ước ngày nay.
Do sự phát triển của công thương nghiệp, hải cảng, Amxtécđam trở thành một thành phố rất sầm uất đồng thời là thủ đô kinh tế cùa Hà Lan (Thủ đô chính trị là La Hay).
Ve văn hóa, nửa đầu thế kỷ XVII, Hà Lan cũng là nước tiên tiến. Năm 1575, trường Đại học Lâyđen, trường đại học Tân giáo đầu tiên ở châu Au được thành lập. Hà Lan cũng là nước báo chí ra đời sớm nhất.
Đồng thời, các mặt khoa học kỹ thuật, triết học, sử học, luật học… cũng có nhiều thành tựu nổi bật.
3. Hạn chế
Hạn chế lớn nhất của cách mạng Nêđéclan là cách mạng chỉ giành được thắng lợi ở nửa nước mà ngay ở đó so với yêu cầu của một cuộc cách mạng tư sản thì thành quả đạt được cũng chưa triệt để. Cụ thể là:
- Tuy thành lập chính thể cộng hòa nhưng chức Tổng đốc lại giao cho dòng họ Orăng nắm giữ hết đời này sang đời khác trong một thời gian dài.
- Nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ. Số người có quyền bầu cử chỉ chiếm khoảng 0,2%.
- Nông dân không được giải quyết yêu cầu ruộng đất.
Nguyên nhân của những hạn chế đó là cuộc cách mạng Nêđéclan nổ ra trong điều kiện chủ nghĩa tư bản ở đây phát triển chưa chín muồi, nền kinh tế mang nặng tính chất thương nghiệp, thị trường chung chưa hình thành, cả nước chia thành 2 miền kinh tế với 2 trung tâm khác nhau là Amxtécđam và Anvécpen. Trong việc buôn bán với bên ngoài, 2 miền có quan hệ với những khu vực khác nhau, các chế độ đo lường, tiền tệ và thể lệ kinh doanh thương nghiệp cũng chưa thống nhất.
Còn công nghiệp không những chưa phát triển tương xứng với thương nghiệp mà còn đang ở giai đoạn công trường thủ công.
Mối liên hệ về văn hóa cũng chưa chặt chẽ. Toàn Nêđéclan chưa có một ngôn ngữ thống nhất mà miền Bắc nói tiếng Phlamăng, miền Nam nói tiếng Pháp, miền Đông nói tiếng Đức.
Do được hình thành trên cơ sở chế độ tư bản chưa chín muồi nên giai cấp tư sản Nêđéclan còn non yếu, chính vì vậy, trong quá trình đấu tranh họ thường tỏ ra thỏa hiệp và phải chia quyền lãnh đạo cho tầng lớp quý tộc mới.
(Nguồn tài liệu: Nguyễn Gia Phu, Giáo trình Lịch sử thế giới trung đại)