Trang chủ An toàn lao động và môi trường Quy định An toàn đối với đường dây, cáp điện

Quy định An toàn đối với đường dây, cáp điện

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 349 views

Các biện pháp, yêu cầu về An toàn đối với đường dây, cáp điện

1. Đường dây hạ áp phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Khoảng cách của đường dây dẫn điện trên không ở chỗ võng xuống thấp nhất so với mặt đất:

Nơi có đông người qua lại không nhỏ hơn 6m đối với dây trần và 5m đối với dây bọc.

Nơi ít người qua lại không nhỏ hơn 5m đối với dây trần và 4,5m đối với dây bọc.

Chỗ nhánh rẽ đi vào các đài, trạm nhà xưởng không được nhỏ hơn đối 4,0m với dây trần và 3,5m đối với dây bọc.

– Đi qua cây xanh, khoảng cách từ dây dưới cùng đến cây không nhỏ hơn 1,0m đối với dây trần và 0,5m đối với dây bọc. Khoảng cách ngang từ dây gần nhất đến cây không nhỏ hơn 1,0m đối với dây trần và 0,3m đối với dây bọc.

– Khoảng cách ngang từ dây dẫn điện gần nhất đến cửa sổ, ban công của các nhà không được nhỏ hơn 1,5m đối với dây trần và 1,0m đối với dây bọc.

– Cấm kéo đường dây trần dẫn điện trên không ở trên mái nhà. Khi cần thiết phải bảo đảm khoảng cách giữa đường dây với mái nhà không nhỏ hơn 2,5m.

– Đường dây điện khi vượt qua hồ ao phải cách mặt nước 2,5m khi mực nước cao nhất.

– Đường dây điện trần khi chạy song song với đường ô tô trong xí nghiệp phải có khoảng cách từ chân cột đến mép đường không được nhỏ hơn 1,5m.

– Khi nối dây dẫn đường trục chính phải dùng khoá nối riêng hoặc hàn nối. Đối với các nhánh rẽ, cho phép xoắn để nối nhưng phải bảo đảm có độ bền an toàn.

– Khi hàn dây dẫn 1 sợi, cấm hàn tiếp giáp, chỗ nối phải có độ bền cơ học không dưới 90% độ bền giới hạn của dây dẫn. Không được phép nối dây dẫn ở trong khoảng cột giao chéo với các công trình khác.

– Đường dây dẫn điện trong nhà sản xuất nơi đặt các thiết bị BCVT, thiết bị chiếu sáng phải dùng dây có bọc cách điện. Cho phép dùng dây trần, thanh dẫn trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất.

– Nếu dùng dây không có bọc cách điện thì phải thỏa mãn các điều kiện :

a) Dây trần phải cách vật dễ cháy ít nhất là 1m.

b) Khoảng cách từ dây trần đến bất cứ điểm nào của thiết bị trong khu vực đó không được nhỏ hơn 3m.

c) Nếu ở lối đi lại thì phải có rào ngăn. Nếu rào ngăn bằng kim loại thì phải được nối đất bảo vệ với điện trở không được lớn hơn 10W.

– Chỉ tiêu kỹ thuật của đường dây dẫn điện trên không, điện thế đến 1000V phải tuân thủ TCVN 5064:1994 “Dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không” và TCVN 5844:1994 “Cáp điện lực điện áp đến 35kV. Yêu cầu kỹ thuật chung”

– Khi kiểm tra đường dây trên không, phải chú ý:

a) Dây có bị đứt hay bị cháy không? Độ võng của dây có lớn quá không?

b) Sứ có bị lỏng, nứt không?

c) Cột có bị nghiêng ngả, không vững chắc không? Chân cột có chắc chắn không?

d) Dọc theo tuyến đường dây có sạch sẽ không? Cành cây có thể rơi vào đường dây không? Phía dưới đường dây có công trình, vật thể gì trái với quy định không?

– Khi dây bị đứt, phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn người đến gần dây dẫn đó.

Cấm đến gần dây dẫn bị đứt: đối với dây dẫn điện áp dưới 1000V, phải đứng xa 5m, khi trời mưa, nếu trên mặt đất có độ ẩm cao hay có đọng nước, cần phải đứng xa hơn.

2. Hệ thống cáp dẫn điện trong trạm phát điện, trạm biến thế phải đảm bảo các quy định về an toàn sau đây:

Cáp đặt trực tiếp dưới đất, trong rãnh cáp, hầm cáp phải là loại cáp có vỏ bọc cách điện và vỏ kim loại, có lớp bảo vệ bằng gai tẩm nhựa hoặc bằng cao su cách điện.

Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp và được đặt trên giá đỡ trong hầm cáp hoặc rãnh cáp.

Cáp đi theo tường nhà, treo trên các cột hay các giá đỡ khác phải bảo đảm độ cách điện quy định, không bị hở điện, chỗ nối cáp phải bọc cách điện tốt.

Cáp dẫn điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được bảo vệ bằng vật liệu cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ.

Việc sử dụng cáp phải đúng theo dòng điện tải và mức sụt áp lớn nhất cho phép.

Khi trên các đường cáp bị nóng nhiều hơn bình thường, phải kiểm tra, tìm nguyên nhân hay giảm bớt dòng tải của đường cáp.

Hầm cáp, gian đặt cáp phải có đèn chiếu sáng sự cố và phải đảm bảo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ.

Hầm cáp, rãnh cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, được bảo quản sạch sẽ, khô ráo. Phải thường xuyên làm vệ sinh hầm rãnh cáp, không được để đọng nước ẩm ướt, dầu, tạp vật tích tụ.

Vỏ kim loại bọc cáp phải được nối đất. Dây nối đất phải có đường kính lớn hơn 4 mm.

Chỉ được làm việc ở trên đường cáp khi cáp đã được cắt điện, nối đất vỏ cáp về phía nguồn và đã phóng hết điện tích ở vỏ kim loại của cáp.

(Lytuong.net – Nguồn: Giáo trình Kỹ thuật an toàn điện, Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net