Trang chủ Văn học - Nghệ thuật Âm nhạc thời kỳ Phục hưng

Âm nhạc thời kỳ Phục hưng

by Ngo Thinh
501 views

1. Khái quát Âm nhạc Phục hưng.

Thời đại phục hưng trong lịch sử nghệ thuật tây âu kéo dài suốt ba thế kỷ XIV, XV và XVI. Đối với văn học thì âm nhạc đi sau gần một thế kỷ. Âm nhạc thời Phục hưng bắt đầu đi những bước non trẻ từ TK XIV và chỉ đạt tới những thành tựu xuất sắc ở mức độ ngang hàng với lĩnh vực nghệ thuật khác ở các TK XVII và đầu XVIII với nền nhạc kịch, Violino ở Ý, nhạc Clavexanh ở pháp với Henden ở Anh và Gi-Bắc ở Đức. Âm nhạc Phục hưng bắt đầu từ phong trào “nghệ thuật mớido nhà lý luận nổi tiếng Pháp là Ph.vit ri đề xướng khoảng năm 1530 nhằm đả phá kiểu hát nhiều bè theo lối cũ và thay vào đó bằng lối viết tự do hơn.

Âm nhạc thời kỳ Phục hưng

Âm nhạc thời kỳ Phục hưng

Trong suốt ba thế kỷ, âm nhạc Phục hưng đã đạt được không ít những thành tựu như; Tiếp thu âm nhạc dân gian ở các thời kỳ trước đồng thời phát triển thêm làm cho nó nảy lộc đơm hoa.

Vào thời Phục hưng âm nhạc dân gian nói riêng và âm nhạc thế tục nói chung đã có vị trí vững vàng. Bên cạnh đó âm nhạc nhà thờ trải qua hơn một nghìn năm tồn tại, đã tạo nên những hình thức những thủ pháp trở thành ngôn ngữ âm nhạc quen thuộc với quảng đại quần chúng như hình thức Mexa, Cantat… Nhiều nhạc sĩ chính phái của nhạc nhà thờ như Palext rina, Gabrien… không chỉ vết những tác phẩm phục vụ cho nhà thờ mà còn để biểu diễn trong các phòng hoà nhạc thế tục. (Âm nhạc nhà thờ đã tạo nên hình thức Mexa, Cantat…)

Phong trào “nghệ thuật mới” đã được thổi bùng lên và lan rộng ra không chỉ ở Pháp mà còn ở Ý, Nideclan, Đức, Anh, Tiệp…điều đó chứng tỏ âm nhạc thời Phục hưng được mở rộng hơn rất nhiều so với âm nhạc thời kỳ trung cổ.

2. Các trung tâm Âm nhạc nổi bật.

Âm nhạc Ý thời Phục hưng.

Khái niệm “Nghệ thuật mới” được người Pháp đề ra về mặt lý luận, nhưng lại được người Ý thực hiện một cách chững chạc và hoàn thiện trước hết. Sở dĩ vậy là do điều kiện lịch sử của Ý tỏ ra chín muồi hơn pháp.

Nền dân chủ tư sản và chế độ cộng hoà nhân dân ở nhiều thành phố được thiết lập chống lại chế độ phong kiến và thế lực nhà thờ. Cuộc đấu tranh giữa thế lực cũ và mới rất quyết liệt dẫn đến nghệ thuật cũng phải đi tiên phong theo cái mới. Bên cạnh đó Ý còn ở cạnh và tiếp thu nền văn minh Hy lạp cổ đại làm ngôn ngữ cho âm nhạc.

Nhạc hát.

Phloren là trường phái âm nhạc tiên phong cho “nghệ thuật mới” đây là một trường phái âm nhạc chuyên nghiệp, có trình độ điêu luyện. Mục đích của trường phái này là chống lại các công thức của nhạc hát nhiều bè nhà thờ, đem lại sức sống mới cho nghệ thuật dân gian. Họ cho ra nhiều thể loại nhạc hát mới mẻ như; Catra, Balat, Madrigan.

Catra (săn bắt, vượt đuổi) là loại bài hát có tính tả cảnh rõ rệt, thể loại này có thể lấy tiếng kèn, tiếng gọi nhau, nhịp vó ngựa và chân chạy để làm chất liệu cho tác phẩm.

Balat (múa) là loại hát múa thường viết cho đơn ca có nhạc cụ đệm hoặc đôi khi có cả dàn hợp xướng tham gia. 

Mađrigan (dịch la tinh là bài hát bằng tiếng mẹ đẻ) là thể loại hát sâu sắc nhất về nội dung và tinh xảo nhất về hình thức. Phần lời của loại bài hát này mang tính chất trữ tình, giãi bày, có khi cả phê phán. Giai điệu luôn được gọt rũa đến từng chi tiết để có thể kết hợp với bè đệm đàn với kĩ thuật đối vị khá phức tạp.

Trường phái âm nhạc Phloren có tiếng tăm lừng lẫy ở khắp nước Ý và các nước khác vào TK XIV nhưng sang đến TK XV thì đã bị lu mờ, duy chỉ có thể loại Madrigan là có sức sống bền bỉ và được phục hồi lại ở TK XVI.

Nhạc đàn.

Nhạc đàn Ý thời Phục hưng cũng phát triển mạnh và nổi bật trước hết là đàn Luyt, nhạc cụ hầu như có từng trong gia đình (mục đích để thổi những giai điệu hát múa dân gian)…-> các nhạc sĩ soạn những bản nhạc riêng cho đàn Luyt và dùng làm nhạc cụ đệm.

Sau Luyt là đàn Organ với những trường phái nổi tiếng như Phloren và Vơni. Một vài thể loại hay dùng để viết cho Organ như; Preluyt (khúc dạo), Ritrecat (tìm kiếm), Caxon (bài hát).

Một bộ phận quan trọng nữa trong nền âm nhạc thời Phục hưng của Ý là nhạc nhà thờ mà nổi bật là hai trường phái ở Rim và Vơni, đạt tới đỉnh cao ở TK XVI.

+ Trường phái Rim: Là một trung tâm quan trọng nhất của phong cách phức điệu nghiêm khắc, dựa trên cơ sở hệ thống điệu thức trung cổ. Đại biểu là Palext rina.

+ Trường phái Vơni: Là một chi nhánh của nhạc phức điệu Ý TK XVI, Đại biểu cuả trường phái này là Gabrieli.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]