Trang chủ Tâm lý học Thuyết hành vi xã hội của Skinner

Thuyết hành vi xã hội của Skinner

by Ngo Thinh
737 views

Skinner là một đại biểu tiêu biểu nhất của một trong các xu thế của thuyết hành vi cấp tiến. Skinner đổi mới thuyết hành vi cũ của Watson, hình thành thuyết hành vi tạo tác của mình, thực nghiệm trong cái hộp chứ danh đã khiến ông “hành vi hóa” được quan niệm về con người và hành vi người và xã hội. Một phần đó đã tạo nên thuyết hành vi xã hội của Skinner. Skinner đã hình thành tư tưởng “công nghệ hành vi”, ông đưa ra triết lý “hãy vứt bỏ tự do và nhân phẩm” và nó đã trở thành cơ sở của toàn bộ thuyết hành vi xã hội của ông.

I. Tạo tác.

Skinner vẫn trung thành đi theo chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson, nhưng ông đã có thay đổi đôi chút. Trong hệ thống của skinner, hành vi có một đặc điểm mới và một tên gọi mới là “tạo tác”. Nó có ba dạng: hành vi vô điều kiện, có điều kiện và hành vi tạo tác. Ba loại này có ba cơ sở tương ứng là: bẩm sinh, phản xạ có điều kiện và quá trình điều kiện tạo tác.

Theo “tạo tác”, nhiều trả lời do cơ thể làm ra không phải do một kích thích không điều kiện nào đó gây ra, mà do từ cơ thể phóng ra, đáp ứng những kích thích kiểu đó, Skinner gọi là S. Còn trong trường hợp hành vi tạo tác, thì cơ thể khi vào một hoàn cảnh nào đó sẽ có những tạo tác (cử động) ngẫu nhiên, trong đó cái đúng sẽ được củng cố, và các phản ứng kiểu đó skinner gọi là R và được gọi là hành vi tạo tác. Với loại S, một kích thích này được thay bằng một kích thích khác là ở chỗ tín hiệu hóa, và trong tạo tác cũng thay thế, nhưng không có quá trình tín hiệu hóa, loại kích thích R không chuẩn bị để nhận một kích thích củng cố mà tạo ra kích thích củng cố. Và đây là một ý kiến có ý nghĩa. Và trong luận điểm của Skinner, cơ sở của hành vi có cùng một nguyên tắc hoạt động phản xạ của hệ thần kinh. Từ đây chính thức đưa phản xạ trong thuyết hành vi thành một đơn vị phân tích để nghiên cứu hành vi một cách trực quan.

Theo Skinner, cơ thể con người luôn nằm trong vòng của kích thích củng cố và chỉ có thể. Đây là một cái nhìn tiêu cực hay nói cách khác là mù quáng trong cách nhìn của ông.

Tạo tác là mối liên hệ chức năng giữa các tác động trực tiếp vào cơ thể và các cử động trả lời trực tiếp nhằm tránh những củng cố âm và nhận những củng cố dương.

II. Các luận điểm chính của Skinner.

1. Cơ thể

Cơ thể theo Skinner được hiểu như là cái tạo ra một hành vi tạo tác nào đó tương ứng với một hoàn cảnh nào đó. Với ông, con người và động vật không có một sự khác biệt nào cả như theo thuyết hành vi cổ điển, vì thế mà mang những kết luận thu được ở động vật áp dụng vào con người. Đây là một luận điểm sai lệch hoàn toàn và nó cũng là một trong những nguyên nhân rất lớn đẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa hành vi.
Cơ thể là một con người thực hiện một loại hành vi đồng bộ, trong đó có cả hành vi ngôn ngữ và các loại hành vi khác. Cơ thể vừa đóng vai trò kích thích, vừa là một củng cố. Với ông, quan hệ qua lại giữa người với người chỉ là quan hệ qua lại giữa một cơ thể với một cơ thể khác, và luận điểm này thống trị trong suốt thời kỳ tồn tại của chủ nghĩa hành vi. Và đây là một khuyết điểm nữa của Skinner. Theo ông, con người chỉ là cơ thể cá thể, kẻ mang quá trình hành vi được hình thành nhờ có hoàn cảnh tác động, trong đó có cả môi trường; ông còn phân biệt ra môi trường vật lý và môi trường sinh vật. Skinner đã hành vi hóa tất cả quá trình và thuộc tính tâm lý người, kết quả, con người chỉ là một hệ thống tạo ra được hành vi, hệ thống ấy không có lý tưởng, không có mục đích, không có kế hoạch… Tôi thực sự phê phán ý đồ hành vi hóa ấy, và xã hội cũng đã chứng minh những luận điểm sai lầm của Skinner nói riêng và chủ nghĩa hành vi nói chung.

2. Văn hóa

Khái niệm văn hóa là một trong những khái niệm cơ bản tạo dựng nên thuyết hành vi xã hội của Skinnner. Trong việc hình thành hành vi người, văn hóa có vai trong quyết định. Theo ông, văn hóa không phải là cốt lõi của tri thức, không phải là tổ hợp hay dòng tư tưởng, không phải là chiều hướng suy nghĩ dễ xảy ra nhất, không phải là kết quả của mọi thành tựu hay tư liệu cần thiết cho sự suy nghĩ. Văn hóa – ấy là môi trường xã hội, rồi đến với cá thể nó sẽ quy về hoàn cảnh xã hội, mà đó là một mớ ngẫu nhiên được củng cố mà người này được nhận từ người kia.

Văn hóa nằm ngoài hành vi của cá thể, và cá thể ủng hộ văn hóa bằng thực tiễn của mình, văn hóa bao gồm các hành động của người khác. Hành vi do hoàn cảnh tạo ra, đó là tư tưởng của nền văn hóa, các củng cố xuất hiện trong đó chính là giá trị của văn hóa.

Hành vi tốt, hành vi xấu, đúng hay sai không quy vào lòng tốt hay ác ý, không quy về tính cách tốt hay xấu không quy về những tri thức về cái đúng cái sai. Mà nó được quy về các hoàn cảnh bao gồm một số lớn các củng cố bằng lời nói ngôn ngữ khai quá “tốt”, “xấu”, “đúng”, “sai”. Điều này khiến con người có thể rũ bỏ mọi trách nhiệm về hành vi của mình, đồng thời vứt bỏ mọi quan niệm về đạo đức ra người thực tế. Theo nguyên tắc phản ứng của Skinner, con người trở thành con rối, tất thảy chỉ thực hiện hành vi của môi trưởng mà thôi. Cuộc sống thực chỉ cần các hoàn cảnh như: thực phẩm, nước, các kích thích ngôn ngữ… chứa đựng các củng cố đối với hành vi tạo tác của cá thể. Skinner còn nói, “đấu tranh giai cấp là một con đường con người kiểm tra con người một cách thô bạo”.

3. Công nghệ hành vi.

Trong học thuyết tạo tác của mình, Skinner lập ra mộ loại quy trình “công nghệ hành vi”. Đây là bước cuối cùng trong việc hành vi hóa con người. Quy trình của công nghệ hành vi là do cuộc sống của con người và xã hội quy định. Đây là một lập luận chính xác.

Theo lý thuyết của Skinner, công nghệ hành vi là:

a. Quan niệm con người trước hết là cơ thể cá thể hay một hệ thống vật lý với nghĩa là một hệ thống phức tạp, hệ thống này tiến hành hành vi theo một cách nhất định.

b. Công cụ trung tâm là khái niệm tạo tác.

c. Phân tích chức năng là phương pháp xây dựng và vận hành của công nghệ hành vi. Cái tôi là một chương trình hành vi phù hợp với hoàn cảnh mà “tôi” có. Sơ đồ của nguyên tắc này vẫn là S-R

d. Cơ chế của tất cả các quá trình công nghệ hành vi người nằm trong sự kiểm tra chế độ củng cố.

e. Về mặt đạo đức, công nghệ hành vi mang tính trung lập, tức toàn bộ thực chất của tất cả các hoạt động có thể quan sát thấy ở con người là ở trong củng cố.

f. Trong công nghệ hành vi có sáu loại kiểm soát: kinh tế, giáo dục, đạo đức, nhà nước, tôn giáo và tâm lý liệu pháp.

Tư tưởng điều khiển hành vi đạt đến đỉnh cao trong việc vận vận dụng thuyết hành vi xã hội vào thực tiễn dưới dạng công nghệ hành vi trở thành đoạn kết bi thảm cho thuyết hành vi cấp tiến.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]