Trang chủ Khoa học tư duy Suy nghĩ khác biệt của những người đặc biệt thành công

Suy nghĩ khác biệt của những người đặc biệt thành công

by Ngo Thinh
216 views

Không phải lúc nào thành công cũng xuất phát từ việc tài năng hơn, may mắn hơn hoặc làm việc chăm chỉ hơn tất cả mọi người. Thành công có thể đến từ việc suy nghĩ khác biệt về cách bạn kinh doanh.

Dưới đây là cách suy nghĩ khác biệt của những người đặc biệt thành công.

1. Thay vì để yên các chính sách không hiệu quả, họ thay đổi chúng

Donna Morris, phó chủ tịch Adobe.

Donna Morris, phó chủ tịch Adobe.

Khi Donna Morris gia nhập Adobe vào năm 2002 với tư cách là tổng giám đốc phụ trách quản lý nhân tài toàn cầu, bà đã nhận thấy rằng quá trình đánh giá hiệu quả công việc hàng năm chẳng phục vụ cho bất cứ ai trong công ty.

Bà chia sẻ với trang Business Insider rằng: “Về cơ bản, chúng tôi tin rằng nhân lực là tài sản quan trọng nhất của công ty, thế mà mỗi năm một lần chúng tôi lại có một quá trình để người này chống lại người kia”.

Vì thế, bà đã nhanh chóng bãi bỏ quy chế đánh giá hiệu quả công việc hàng năm và thay thế bằng việc kiểm tra thường xuyên.

Khi phê phán cách đánh giá cũ, bà đã nói rằng: “Mọi người phải có can đảm phá bỏ một quy trình không còn đem lại giá trị gì cho công ty nữa”.

2. Thay vì cố gắng thay đổi mọi thứ, họ tập trung vào những yếu tố quan trọng đang có vấn đề.

Paul O'Neill, cựu CEO của Alcoa.

Paul O’Neill, cựu CEO của Alcoa.

Khi Paul O’Neill trở thành CEO của “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất nhôm Alcoa, ông đã công bố rằng công ty sẽ có một cam kết tập trung mới. Không phải là về doanh thu hoặc nghiên cứu và phát triển mà là sự an toàn.

Ông cho hay: “Nếu bạn muốn hiểu Alcoa đang làm thế nào, bạn cần xem xét các số liệu về độ an toàn tại nơi làm việc của chúng tôi”.

Việc mà O’Neill chú trọng không chỉ làm tăng độ an toàn mà còn thay đổi cả công ty. Trong suốt nhiệm kỳ của ông, Alcoa đã giảm được số ngày nghỉ làm việc do bị thương từ con số 1,86 ngày/100 công nhân xuống còn 0,2 ngày. Một năm sau, lợi nhuận của công ty đã tăng đến mức kỷ lục, và khi ông về hưu sau đó 13 năm, thu nhập ròng của công ty hàng năm đã tăng gấp năm lần so với hồi đầu nhiệm kỳ của ông.

Ông chia sẻ: “Tôi biết tôi phải chuyển đổi Alcoa. Nhưng bạn không thể ra lệnh cho mọi người thay đổi. Vì thế tôi quyết định mình sẽ bắt đầu bằng cách tập trung vào một thứ. Nếu tôi có thể bắt đầu phá vỡ các thói quen trong một việc, thì nó sẽ lan tỏa ra toàn bộ công ty”.

3. Thay vì cố gắng tạo ra một thứ hoàn toàn mới, họ vay mượn nó từ những người giỏi nhất

George RR. Martin (@_GRRMartin)

George R.R. Martin, người sáng tác “A Song Of Ice And Fire” (Băng dữ hỏa chi ca)

Người sáng tác “Game of Thrones” (Trò chơi vương quyền) – George R.R. Martin đã tạo ra một thế giới mà mọi người yêu thích sống trong đó.

Tiểu thuyết nhiều tập “A Song of Ice And Fire” (Băng dữ hỏa chi ca) đã bán được 24 triệu bản in, và buổi ra mắt mùa thứ tư loạt phim truyền hình được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết được phát trên kênh HBO đã thu hút 6,6 triệu người xem.

Martin chia sẻ: “Bạn hãy xem Shakespeare, người đã vay mượn tất cả các cốt truyện của mình. Trong bộ “In ‘A Song of Ice and Fire”, tôi đã lấy mọi thứ từ “Wars of the Roses” và những điều tuyệt vời khác. Tất cả những thứ đó cứ quanh quẩn trong đầu tôi và bằng cách nào đó chúng đã hình thành nên thứ mà tôi hy vọng là chỉ của riêng tôi”. Điều này luôn xảy ra trong kinh doanh. Apple không tạo ra chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên. Nhưng họ đã tạo ra chiếc máy nghe nhạc đẹp nhất.

4. Thay vì làm theo một thời gian biểu, họ ưu tiên những việc cần phải làm

Thay vì bó hẹp trong thời gian biểu, quy trình làm việc của Giám đốc điều hành Facebook – Sheryl Sandberg lại phụ thuộc vào những việc cần phải làm.

Đó là lý do tại sao bà luôn mang theo mình cuốn sổ ghi chép gáy xoắn trong mọi cuộc họp. Trong cuốn sổ đó là một danh sách các điểm cần thảo luận và các đầu việc phải làm.

Tờ Fortune cho hay: “Bà sẽ gạch chéo từng mục một và khi mọi mục trên một trang đã được kiểm tra hết, bà sẽ xé trang đó đi và chuyển sang trang kế tiếp. Nếu mọi mục đều được thực hiện, cuộc họp sẽ kết thúc”.

5. Thay vì chấp nhận định nghĩa tiêu chuẩn về thành công, họ tự đặt ra định nghĩa cho riêng họ

Arianna Huffington, người sáng lập nên The Huffington Post.

Arianna Huffington, người sáng lập nên The Huffington Post.

Arianna Huffington đạt mọi tiêu chuẩn về sự thành công. Bà lập nên và bán tờ The Huffington Post rồi bỏ túi 21 triệu đô la. Bà sống trong một căn hộ sang trọng và là một nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông, có hàng triệu người theo dõi trên mạng Facebook và Twitter.

Nhưng năm 2007, bà đã từng không cảm thấy thành công như thế khi phát hiện ra mình nằm trên vũng máu trong phòng làm việc. Bà bị đột quỵ vì kiệt sức.

Đó là một cú thức tỉnh: Bà phải thêm từ “hạnh phúc” vào khái niệm thành công của mình.

Huffington đã chia sẻ với trang Business Insider rằng: “Giờ đây sự khác biệt chính là một ưu tiên thường xuyên trong cuộc đời tôi” và bà giải thích mình đã tích hợp yoga, thiền và việc nghỉ ngơi vào trong thời gian biểu như thế nào. Bà nói thêm: “Điều này không có nghĩa là tôi phải làm những việc này hoàn hảo bằng mọi giá. Nhưng nó chiếm phần lớn cuộc đời tôi mỗi ngày”.

6. Thay vì để việc suy nghĩ về bức tranh lớn tự xảy ra, họ lên kế hoạch cho nó

Dan Cathy, CEO của Chick-fil-A

Dan Cathy, CEO của Chick-fil-A

Mặc dù Dan Cathy, CEO của Chick-fil-A – chuỗi công ty sản xuất bánh sandwich, có thể thua trong một vài trận chiến về quan hệ công chúng nhưng chúng ta vẫn phải ghi nhận việc lên kế hoạch suy nghĩ của ông.

Cuốn sách “How Successful People Think” hé lộ rằng Cathy đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ: nửa ngày mỗi 2 tuần và 1 ngày/tháng. Rất nhiều giám đốc điều hành đã áp dụng cách làm tương tự: CEO của LinkedIn – Jeff Weiner dành ra một khoảng thời gian không làm việc gì cả, trong khi tổng thống Mỹ Obama lại dành thời gian đi bộ để suy nghĩ khi ông làm việc tại Nhà Trắng.

7. Thay vì trung thành với truyền thống, họ thay đổi toàn bộ ngành kinh doanh

James Patterson là tác giả có sách bán chạy nhất trong thập kỷ trước. Ông đang lên kế hoạch xuất bản 15 cuốn sách trong năm nay.

Ông đã không thực hiện điều đó một mình.

Patterson đã thay đổi tiêu chuẩn viết của các nhà xuất bản, theo đó một tác giả chỉ được viết một cuốn sách. Thay vào đó, ông xử lý những cuốn sách của mình như một người viết kịch bản truyền hình thực hiện mùa mới của chương trình “The West Wing” – ông làm việc với hơn 20 đồng tác giả.

Theo ông, phương pháp phối hợp đang được thực hiện ở mọi nơi.

Ông chia sẻ với trang Business Insider: “Kịch bản truyền hình dài 60 trang có tới 2 người viết. Kịch bản phim có 4 người viết. Điều này thịnh hành hơn rất nhiều so với mọi người nghĩ”.

8. Thay vì tìm kiếm câu trả lời đúng, họ cố tìm ra câu hỏi đúng

Steven Levitt, đồng tác giả của "Freakonomics."

Steven Levitt, đồng tác giả của “Freakonomics.”

Steven Levitt- đồng tác giả của cuốn “Freakonomics” đang tư vấn cho một công ty công nghệ về một vấn đề khó khăn.

Levitt nhớ lại: “Câu hỏi mà họ đặt ra là: Làm thế nào chúng ta có thể giảm doanh thu để giữ người đăng ký lâu hơn?”. Ông gợi ý họ nên xem dữ liệu.

Đào sâu dữ liệu, Levitt phát hiện ra rằng có những khách hàng sử dụng sản phẩm thường xuyên, nhưng khi thử gia hạn thì họ lại không dùng được thẻ tín dụng.

Ông cho hay: “Không ai hiểu vì sao. Dữ liệu cho thấy như vậy, nhưng không ai nghĩ ra cách chính xác để giải quyết vấn đề”.

Công ty đã có sự can thiệp và tỷ lệ người dùng ở lại đã tăng vọt.

Levitt giải thích: “Không phải là họ không có dữ liệu để đi đến kết luận. Chỉ là rất hiếm người có đủ kiên nhẫn xem xét số liệu trước khi cố gắng giải quyết vấn đề thay vì phản ứng với vấn đề mà họ hiểu”.

(Nguồn: Sưu tầm)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net