Một trong những cơ sở quan trọng nhất của tất cả các phương pháp giáo dục thể chất là phương pháp điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp lượng vận động với nghỉ ngơi.
1. Khái niệm lượng vận động
Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng tới cơ thể người tập. Nói cách khác thuật ngữ lượng vận động được dùng để chỉ sự định lượng tác động của các bài tập thể lực. Lượng vận động dẫn đến những diễn biến chức năng trong cơ thể như các trạng thái trước vận động, bắt đầu vận động, ổn định, mệt mỏi. Sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như mệt mỏi nói chung chính là nguyên nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Mệt mỏi sau vận động không mất đi hoàn toàn mà để lại những “dấu vết”. Quá trình tích luỹ những “dấu vết”, những biến đổi thích nghi đó sẽ làm phát triển trình độ tập luyện. Như vậy, lượng vận động dẫn tới mệt mỏi và tiếp đó là hồi phục thích nghi.
Hiệu quả của lượng vận động tỉ lệ thuận với khối lượng và cường độ của nó nếu coi bài tập là một nhân tố tác động thì khái niệm khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động là tổng số lần vận động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác. Cường độ vận động là sự tác động vào cơ thể của bài tập vào mỗi thời điểm cụ thể, là mức căng thẳng chức năng, là trị số một lần gắng sức… Lượng vận động chung của một số bài tập hay của cả buổi tập nói chung được xác định thông qua cường độ và khối lượng trong mỗi bài tập.
Trong thực tế, người ta thường đánh giá tổng khối lượng vận động theo các thông số riêng lẻ bên ngoài tuỳ theo đặc điểm bài tập. Ví dụ, khối lượng là tổng số công và VĐV sinh ra trong suốt buổi tập, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, tổng số dộ dài, tổng số thời gian, số lần lặp lại vv..
Cường độ: Được đánh giá bằng mức độ căng thẳng về mặt sinh lý sinh hoá thực tế người ta tình bằng tốc độ trung bình. Ví dụ, tỉ lệ giữa kilômét chạy với tốc độ cần thiết trên tổng số kilômét đã vượt qua trong buổi tập.
Các chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ có liên quan tỷ lệ nghịch với nhau lượng vận động có cường độ tối đa chỉ có thể kéo dài một số dây hoặc ít hơn, ngược lại lượng vận động có khối lượng tối đa chỉ có thể thực hiện với cường độ thấp. Vì cường độ bài tập càng cao thì khối lượng càng nhỏ và ngược lại. Trong những bài tập có cường độ trung bình thì khối lượng vận động có thể đạt tới những trị số lớn.
Người ta phân biệt lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài
– Lượng vận động bên trong: Là mức độ biến đổi sinh lý sinh hoá trong cơ thể khi thực hện bài tập. Trong điều kiện nhất định thì lượng vận động bên ngoài và lượng vận động bên trong tương ứng với nhau. Cường độ và khối lượng vận động càng lớn thì mức độ biến đổi sinh lý, sinh hoá trong cơ thể càng mạnh và ngược lại. Khi cơ thể ở những trạng thái khác nhau thì quan hệ giữa lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài cũng đổi khác.
VD: Khi sử dụng một lượng vận động bên ngoài có hệ thống trong cơ thể đã diễn ra những biến đổi thích nghi khi có lượng vận động không còn gây nên những phản ứng mạnh mẽ như trước nữa. Hoặc cơ thể ở những trạng thái khác nhau thì cùng một lượng vận động sẽ dẫn đến những phản ứng trả lời khác nhau.
– Lượng vận động bên ngoài: Có thể xác định bằng những thông số vận động theo các hệ số đo lường như thời gian, độ dài, trọng lượng các vật. Lượng vận động bên ngoài dễ xác định nhưng chỉ một cách tương đối
VD: Quan sát bằng cảm giác chủ quan mệt hay không mệt, sắc thái, màu da hay bắt mạch.
Lượng vận động bên trong phải thông qua các phương pháp kiểm tra y học.
VD: Xác định sự tiêu hao năng lượng, phân tích máu v.v…
Lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động là nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp giáo dục thể chất, song nếu chỉ dừng ở đó thì chưa đủ, hiệu quả tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp một cách koa học giữa lượng vận động và nghỉ ngơi tích cực có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau vận động, thông thường người ta kết hợp hai hình thức nghỉ ngơi với nhau. Ví dụ, giữa các lần tập nghỉ ngơi thụ động, giữa các loạt tập nghỉ tích cực.
Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp khác nhau được xác định tuỳ theo mục đích của buổi tập và các quy luật của quá trình hồi phục.