Trang chủ Thể thao Top 3 sân vận động Olympic mà bạn nên đến một lần trong đời

Top 3 sân vận động Olympic mà bạn nên đến một lần trong đời

by Ngo Thinh
68 views

Trong các kỳ Thế vận hội như Olympic, các sân vận động được chỉ định tổ chức thi đấu thường là những nơi đạt tiêu chuẩn rất cao. Vậy các sân vận động Olympic nào được ủy quyền cho trọng trách cao cả trên? Hãy cùng chúng tôi khám phá.

Vai trò của những sân vận động Olympic

Các sân Olympic rất hiện đại

Các kỳ Thế vận hội Olympic lúc nào cũng được đánh giá là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất toàn cầu. Vì vậy các sân vận động hoặc nhà thi đấu nào được chỉ định để có thể tổ chức các trận đấu trong khuôn khổ thì đều rất vinh dự. Để có thể cạnh tranh suất đăng cai Olympic với các quốc gia khác, nhiều sân vận động đạt hoặc vượt tiêu chuẩn quốc tế đang được xây dựng.

Chúng đều được trang bị những thiết bị hiện đại và tối tân nhất nhằm phục vụ cho giải đấu. Ví dụ điển hình như những sân bóng đá, chúng đều được xây thêm một đường chạy nhằm tổ chức các cuộc thi điền kinh. Không chỉ phục vụ cho Olympic, sân cũng được tạo nên nhằm tổ chức các giải đấu bóng đá hay điền kinh cấp quốc gia. Chất liệu sân hay đường chạy luôn phải đảm bảo là ở chất lượng tốt nhất.

Ngoài các yếu tố trên, ngoại hình hay thiết kế của các sân vận động Olympic cũng rất được chú trọng. Vì là một trong những công trình lớn biểu tượng cho 1 quốc gia, nên nơi đây thường được các nhà thiết kế nổi tiếng chỉ đạo xây dựng. Bên trong sân vận động cũng đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ các vị khách ra vào sân một cách trọn vẹn nhất. Bạn có thể truy cập vào mitom để theo dõi những trận đấu đỉnh cao nhất thế giới bóng đá tại các sân này.

Các sân vận động Olympic bạn nên đến 1 lần

Không chỉ riêng về cơ sở vật chất, mà thiết kế của các sân Olympic cũng rất đẹp. Cùng liệt kê danh sách những sân mà bạn nên đến 1 lần trong đời nhé!

Sân vận động Olympic Berlin

Berlin, Germany – May 19, 2013: Berlin Olympic Stadium. View from the Bell Tower over the Olympic Stadium to the east of Berlin (Germany).

Sân Berlin vô cùng hoành tráng

Với cái tên của nó, sân vận động Olympic được xây dựng tại thủ đô của nước Đức, Berlin. Sân được xây dựng nhằm phục vụ cho Thế vận hội mùa hè 1936 được diễn ra tại quốc gia này. Trong quãng thời gian Thế vận hội diễn ra, lượng khán giả kỷ lục được ghi nhận tại đây là vào khoảng 100.000 người. Với quy mô của mình, hiện nó đã được nằm trong khuôn viên của công viên Berlin.

Tại kỳ Olympic mùa hè năm 1912, thủ đô Berlin của Đức được Uỷ ban Olympic quốc tế trao quyền tổ chức Thế vận hội mùa hè sau đó 2 năm. Sân vận động được đề xuất để tổ chức được đặt tại Charlottenburg, ở phía tây Berlin – do đó sân vận động còn được gọi là Grunewald Stadion.

Mặc dù đã được chỉ định làm địa điểm tổ chức, nhưng vì chiến tranh thế giới thứ nhất, nên các sự kiện tại Olympic 1916 đã bị huỷ bỏ. Thay vào đó, Đức lại được lựa chọn làm nơi đăng cai kỳ Thế vận hội được tổ chức lần thứ 11. Chính phủ Đức quyết định khôi phục lại sân và ông Werner March là người được đảm nhận trọng trách cao cả này. 

Yếu tố bảo tồn của Sân vận động Olympic như một di tích lịch sử cũng được chính phủ Đức đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là đối với việc bảo tồn các khối đá tự nhiên. Sau những than phiền của người hâm mộ nhắm tới màu sắc của đường chạy, từ đỏ đất đã chuyển sang xanh, đúng với màu áo của CLB Hertha Berlin. Sân Olympic này được trang bị công nghệ mới nhất trong thiết bị âm thanh và chiếu sáng nhân tạo. Sân có 113 khán đài VIP, một bộ nhà hàng và hai nhà để ngầm.

Sân vận động Olympic Seoul

Một trong những biểu tượng của văn hoá Hàn Quốc

Một tên gọi khác của sân vận động Seoul đó là Olympic Jamsil. Sân được xây dựng nhằm phục vụ cho Thế vận hội mùa hè 1988 cùng với đó là Đại hội thể thao châu Á lần thứ 10. Sân được đặt tại trung tâm của khu thể thao phức hợp Songpa-gu, một quận ở phía Đông Nam thủ đô Hàn Quốc. Tiện lợi thay, bạn hoàn toàn có thể di chuyển tới đó bằng đường tàu điện ngầm. 

Sân vận động đa năng này được thiết kế bởi Kim Swoo-geun. Các đường nét của mặt ngoài sân vận động mô phỏng những đường cong tao nhã của chiếc bình bằng sứ khi mà triều đại Joseon Của Triều Tiên Vẫn đang cùng thịnh vượng. 

Ghế ngồi của khán giả được phân bố trên hai tầng, tất cả đều được mái che che phủ. Khi mới khánh thành, sân có sức chứa khoảng 100.000 người, nhưng vì một vài lý do nên ngày nay sức chứa giảm xuống còn 69.950 người.

Trước khi xây dựng, các sân vận động lớn nhất của Seoul là sân Dongdaemun với 30.000 chỗ ngồi và sân Hyochang Với 20.000 chỗ ngồi. Dù sở hữu một lượng chỗ ngồi không hề ít, nhưng cả 2 đều không đạt đủ tiêu chuẩn quốc tế để có thể tổ chức sự kiện đẳng cấp thế giới.

Công việc xây dựng sân vận động mới được bắt đầu vào năm 1977 để tổ chức Đại hội thể thao châu Á vào năm 1986. Khi Seoul được trao quyền đăng cai Olympic hè lần thứ XXIV vào tháng 9 năm 1981, sân vận động Seoul này đã được chọn làm địa điểm chính của Thế vận hội Mùa hè 1988.

Sau một quãng thời gian dài xây dựng, cuối cùng sân vận động Seoul được khánh thành vào tháng 9 năm 1984. 2 năm sau đó, sân cũng vinh dự làm địa điểm chính tổ chức các cuộc thi trong Đại hội thể thao châu Á, sau đó là Thế vận hội vào năm 1988. 

Tuy nhiên, kể từ sau Thế vận hội Mùa hè 1988, sân đã không được sử dụng để tổ chức một sự kiện thể thao thế giới lớn. Sân hiện không có đội thuê, mặc dù bóng đá Hàn đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng sân vận động cho các trận đấu của đội tuyển quốc gia.

Sân vận động Olympic London

Sân vận động London tại nước Anh

Sân vận động London được đặt tại thủ đô của nước Anh và đây cũng là nơi diễn ra các sự kiện của Thế vận hội hè 2012. Nó được xây dựng ở Stratford với 80.000 chỗ ngồi, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, sân được xây dựng vào năm 2007 và dự kiến khánh thành ngay năm sau. Tuy nhiên, phải mãi tới năm 2011, những người hâm mộ mới được chứng kiến các trận đấu đỉnh cao tại đây.

Với thiết kế cũng như mức độ đầu tư của chính phủ Anh cho nó, đương nhiên sân London phải là địa điểm chính tổ chức Thế vận hội mùa hè 2012. Điều đặc biệt ở sân vận động này là nó chỉ sử dụng một lượng thép với chỉ 25% so với các sân vận động khác. Với tình trạng ngày càng khan hiếm nguyên vật liệu, đây cũng là cách làm nhằm tăng ý thức bảo vệ môi trường của người dân Anh.

Để có thể tạo ra một trong những sân vận động lớn nhất thế giới, nguyên vật liệu được sử dụng là bê tông carbon thấp. Toàn bộ những sân vận động được xây dựng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cũng như tái chế rác thải. Nếu bạn muốn theo dõi các trận đấu bóng đá nóng hổi tại sân vận động này thì đừng bỏ lỡ việc truy cập https://chuuniotaku.com/mitom-tv/.

Loại carbon được nhắc tới ở trên thấp hơn tới 40% so với carbon ở loại xi măng thông thường. Dù vậy, với nhiệm vụ tổ chức các trận đấu đẳng cấp thế giới, thì độ chắc chắn của sân vận động Olympic là không cần phải bàn cãi quá nhiều.

Trên đây là tất tần tật mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn về các sân vận động Olympic trên thế giới. Mong quý vị khán giả sẽ tận hưởng và có những phút giây thư giãn nhất. Đừng quên theo dõi website để đọc nhiều bài viết thú vị!

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]