Trang chủ Thể thao Các quy định về trang phục bóng đá theo yêu cầu mới nhất của FIFA

Các quy định về trang phục bóng đá theo yêu cầu mới nhất của FIFA

by Ngo Thinh
31 views

Trang phục đá bóng không chỉ đơn giản để phân biệt giữa 2 đội bóng mà nó còn mang rất nhiều mục đích khác. Đặc biệt, trong thi đấu chuyên nghiệp sẽ có rất nhiều các quy định khắt khe về trang phục thi đấu. Những quy định này có lẽ rất nhiều người hâm mộ bộ môn thể thao vua vẫn chưa nắm hết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho người đọc tất cả những thông tin liên quan tới quy định về trang phục bóng đá theo yêu cầu của FIFA.

Quy định về thiết kế của trang phục bóng đá đạt tiêu chuẩn mà FIFA yêu cầu

FIFA yêu cầu các đội bóng không được mặc áo ba lỗ khi thi đấu

Theo xoilac, FIFA yêu cầu rất khắt khe các quy định về trang phục bóng đá khi thi đấu của các cầu thủ. Trang phục đá bóng luôn phải bao gồm quần đùi, áo và tất. Ngoài ra, thủ môn được phép có thêm 1 số các phụ kiện khác chẳng hạn như găng tay, mũ bảo hộ. Để được ra sân thi đấu, những chiếc áo đá bóng theo quy định của Liên đoàn bóng đá Thế giới bắt buộc phải là áo cộc hoặc áo dài tay.

Quy định này được áp dụng trong mọi trận đấu thuộc khuôn khổ của FIFA nên việc người hâm mộ bắt gặp 1 đội bóng mặc áo ba lỗ để thi đấu là điều rất khó xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có 1 số trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như việc đội bóng quốc gia Cameroon tham dự World Cup 2002 với kiểu áo ba lỗ cộc khá mới lạ và độc đáo. Dĩ nhiên, ban tổ chức của kỳ World Cup năm đó đã không chấp nhận và đưa ra yêu cầu các cầu thủ Cameroon phải mặc áo cộc tay màu đen bên trong thì mới được ra sân thi đấu.

Các quy định về màu áo khi thi đấu theo yêu cầu của FIFA

2 đội bóng phải ra sân mới áo, quần, tất đi chân không được trùng màu nhau

Theo quy định về trang phục bóng đá, 2 đội bóng bất kỳ khi đối đầu nhau không được trùng màu áo, quần và tất. Chính bởi yêu cầu này của FIFA nên hầu như trong các trận bóng thì tất cả các đội bóng đều có 3 bộ đồ thi đấu khác nhau gồm sân khách, sân nhà và bộ đồ thứ 3. Bên cạnh đó, mỗi đội bóng còn cần phải có từ 2-3 màu tất đi chân khác nhau nhằm tránh tối đa trường hợp trùng màu.

Quy định về trang phục bóng đá trên được đặt ra để giúp các trọng tài dễ dàng phát hiện các trường hợp phạm lỗi thông qua sự khác biệt về màu sắc trong mỗi tình huống va chạm. Ví dụ điển hình là việc đội bóng Liverpool đã buộc phải đổi tất đi chân để tránh bị đụng màu với Chelsea khi phải làm khách trên sân vận động Stamford Bridge tại giải Ngoại hạng Anh. Người đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này tại xoi lac tv.

Quy định về việc cởi áo lẫn đeo đồ trang sức khi thi đấu

Cầu thủ cởi áo khi đang thi đấu sẽ bị phạt thẻ vàng cảnh cáo dù bất cứ lý do gì

Bên cạnh những quy định về trang phục bóng đá như trên, FIFA yêu cầu các cầu thủ trong thời gian thi đấu không được cởi áo nếu không sẽ bị phạt thẻ vàng cảnh cáo. Quy định này được áp dụng kể cả trong trường hợp các cầu thủ có mặc áo bên trong hoặc cởi áo để khoe thông điệp cá nhân. Điều này được đặt ra để tránh việc các cầu thủ bị lợi dụng cho việc tuyên truyền thương mại hay vì mục đích chính trị. Chẳng hạn như việc cầu thủ Demarai Gray của CLB Leicester City đã bị phạt thẻ vàng sau khi vén áo đấu để truyền tải thông điệp “For Khun Vichai” sau khi ông chủ của CLB Leicester City qua đời.

Tiếp đó, quy định về trang phục bóng đá yêu cầu các cầu thủ không được đeo trang sức khi thi đấu. Quy định này nhằm giúp các cầu thủ tránh gặp phải các tổn thương không đáng có trên sân. Việc đeo nhẫn hay vòng ở các vị trí thường xuyên va chạm như tay, cổ hoàn toàn có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng cho bản thân lẫn đối thủ nếu xảy ra va chạm. Tuy nhiên, với lỗi này thì các cầu thủ sẽ chỉ bị nhắc nhở nhưng nếu không tuân theo sự nhắc nhở đó từ trọng tài thì mới bị phạt thẻ vàng.

Trong 1 số trường hợp đặc biệt, nhiều cầu thủ sẽ được phép sử dụng mũ hay mặt nạ bảo hộ khi thi đấu để đảm bảo an toàn. Điển hình chính là việc cựu thủ môn Petr Cech sau tai nạn nghiêm trọng vào đầu năm 2006 đã được các bác sĩ chẩn đoán nếu xảy ra va chạm sẽ ảnh hưởng tới não bộ của Petr Cech nên ông đã phải đeo mũ bảo hộ để bảo vệ phần đầu trong nhiều trận đấu sau đó.

Ngoài ra, nhiều cầu thủ còn đeo mặt nạ để bảo vệ phần xương lá mía ở mũi bởi đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, theo quy định về trang phục bóng đá, mặt nạ buộc phải bảo đảm chỉ che 1 phần mặt và không được che kín đầu cầu thủ. Những chiếc mặt nạ không có tác dụng bảo hộ sẽ không được FIFA cho phép sử dụng khi thi đấu.

Quy định về trang phục bóng đá của thủ môn trong thi đấu chuyên nghiệp

Thủ môn phải mặc trang phục thi đấu khác màu đội nhà và trọng tài

Trong thi đấu chuyên nghiệp, các thủ môn cũng sẽ có quy định về trang phục bóng đá khác biệt. Do đặc thù là cầu thủ được thi đấu bằng tay nên thủ môn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc tranh chấp bóng bổng. FIFA yêu cầu các thủ môn phải mặc áo khác màu với đội nhà và trọng tài nhằm bảo đảm trọng tài có thể phân biệt được rõ thủ môn và cầu thủ khác trong các tình huống dùng tay chơi bóng.

Bên cạnh đó, găng tay thủ môn sẽ giúp thủ môn bắt bóng tốt hơn nhưng những chiếc găng đó chỉ được phép làm từ các vật liệu thông thường và không được có tác dụng làm tăng hiệu quả bắt bóng như gắn keo,…

Tóm lại, bài viết trên đây đã chỉ ra những thông tin có liên quan tới quy định về trang phục bóng đá theo yêu cầu của FIFA. Hy vọng những thông tin trên trở nên hữu ích với bạn đọc và phần nào giải đáp thắc mắc cho những ai chưa biết tới quy định về trang phục bóng đá trong thi đấu chuyên nghiệp.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net