Bóng đá là một môn thể thao thu hút được rất nhiều người trên thế giới bởi sức cuốn khó tả. Ngày nay, những đường kẻ xuất hiện trên sân bóng đá đã quá đỗi quen thuộc với người hâm mộ. Hình dạng các đường kẻ trên sân đều mang tính biểu tượng. Liệu bạn có bao giờ thắc mắc ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người là gì hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nhé.
Các đường kẻ trên sân bóng 11 người là gì?
Tìm hiểu các đường kẻ trên sân 11
Một sân bóng đá tiêu chuẩn sẽ có các đường kẻ trên sân nhằm giới hạn các khu vực khác nhau trên sân bóng. Khi trái bóng lăn đến các vị trí khác nhau trên sân thì trọng tài có thể dễ hơn trong việc đưa ra quyết định. Qua đó, giúp trận đấu diễn ra suôn sẻ và công bằng nhất cho 2 bên.
Thông thường, các đường pitch sẽ được rải bằng bột phấn trắng và có độ rộng không quá 12cm. Đối với người hâm mộ bóng đá thì không thể nào bỏ qua ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người. Song, chưa chắc tất cả các bạn đã nắm hết được chúng. Vậy nên, mọi người có thể truy cập rakhoi để xem các trận đấu để biết chi tiết hơn nhé.
Các đường kẻ trên sân bóng 11 người ra đời như nào?
Sân vận động khi mới áp dụng các đường kẻ
Để tìm hiểu các đường kẻ trên sân bóng là gì thì hãy cùng chúng tôi quay ngược thời gian vào những năm 1863, khi bóng đá còn sơ khai. Thời điểm đó, các Hiệp hội bóng đá mới ra đời, các dấu mốc của 1 sân bóng phải nói là thô sơ hơn rất nhiều so với hiện tại.
Thử tưởng tượng, các trận đấu sẽ chỉ có 2 đội chạm trán nhau trên mặt sân có mênh mông, có khi dài đến 200 thước và rộng 100 thước. Không có gì dễ dàng để tạo nên một bộ luật khi thi đấu trên sân bóng bởi vì Hiệp hội Bóng đá thời đó không chỉ định bất kỳ 1 quy định nào về các vạch sân. Có lẽ, thứ duy nhất mà người hâm mộ và các cầu thủ có thể nhận ra là 4 lá cờ góc được đặt đơn giản để đánh dấu các góc sân.
Mãi cho đến khi bóng đá được phổ biến rộng rãi hơn trên thế giới, các CLB liên tục thành lập và có các sân vận động riêng cũng được ra đời để tạo ram mô hình sân đấu riêng. Bóng đá cứ thế ngày một phát triển hơn, các quy định cũng lần lượt được ra đời. Đến năm 1887, để ngăn các thủ môn xử lý bóng trong phần sân đối phương, trọng tài cần phải biết đâu là điểm giữa sân, các bộ luật buộc phải ra đời.
Và trong những năm sau đó, Hiệp hội Bóng đá liên tục đưa ra các quy định về vạch vôi khi thi đấu và đến bây giờ, chúng ta đã có một bộ luật về ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người dường như là hoàn hảo nhất.
Khám phá ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người
Một sân bóng vô cùng rộng lớn, việc chia ra các đường giới hạn khác nhau sẽ rất thuận tiện cho không chỉ trọng tài mà còn các cầu thủ trong thi đấu. Và mỗi đường kẻ sẽ có vai trò riêng. Dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người mà các bạn nên biết:
Các đường biên ngang trên sân
Đường biên ngang rất quan trọng với bóng đá
Thông thường, một sân vận động sẽ có 2 đường biên ngang là 2 điểm kết thúc sân bóng. Đường giới hạn này sẽ được nối bởi 2 cột cờ góc ở cuối mỗi bên sân. Khi kết hợp với đường biên dọc tạo nên một không gian hình chữ giúp tăng tính thẩm mỹ cho sân vận động.
Sau khi bóng đã lăn qua đường biên ngang, trọng tài có thể xác định đó là một quả phát bóng lên hoặc phạt góc tùy theo trường hợp. Nếu bóng chạm cầu thủ đối phương thì đó là 1 quả phát bóng lên, còn nếu bóng chạm cầu thủ đội nhà thì sẽ có phạt góc cho đội bạn.
Thêm vào đó, sẽ có một vạch kẻ trước khung thành thuộc hệ thống đường biên ngang. Đường kẻ này sẽ được đặt ở 2 đầu cột dọc khung gỗ, nếu bóng lăn hết đường kẻ thì bàn thắng sẽ được tính. Vào những thời điểm trước, khi bóng lăn đến đây mà bị cản phá thì trọng tài rất khó để đưa ra quyết định. Trong những năm gần đây, công nghệ Goal Line đã ra đời nhằm hỗ trợ trọng tài xác nhận bàn thắng. Vậy nên, các quyết định đưa ra gần như là chính xác tuyệt đối.
Các đường biên dọc trong bóng đá
Cầu thủ thực hiện ném biên khi bóng trôi hết đường biên dọc
Các đường biên dọc sẽ nằm 2 bên khung thành và là những đường dài nhất sân. Các đường ranh giới này sẽ được kẻ vuông góc với đường biên ngang và song song với nhau. Sau khi bóng lăn ra ngoài, nếu bóng chạm người cầu thủ bên nào thì đội còn lại sẽ được quả ném biên.
Đặc biệt, sau đường biên này sẽ là khu vực cabin, đây là vị trí cho huấn luyện viên cùng các trợ lý và các cầu thủ dự bị của đội. Tại đây, những chiến lược gia có thể dễ nắm bắt tình hình trận đấu nhằm đưa ra các phương án tối ưu cho đội bóng của mình. Cùng với đó, sẽ có 2 trọng tài biên trong trận đấu, họ sẽ chạy dọc mỗi đường biên để hỗ trợ trọng tài chính trong các tình huống khác nhau.
Một điều nữa, trọng tài sẽ chỉ xác nhận bóng đã ngoài cuộc khi trái bóng đã lăn qua hết vạch vôi các đường biên. Trận đấu sẽ vẫn được tiếp tục nếu bóng vẫn nằm trên vạch vôi dù chỉ là khoảng cách nhỏ nhất.
Không chỉ với bóng đá, các môn thể thao khác như cầu lông, bóng rổ hay bóng bầu dục cũng có các đường kẻ khác nhau. Vậy mới thấy, ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người là không thể đong đếm trong các môn thể thao nói chung.
Đường kẻ giữa sân
Hiện nay vẫn nhiều người đặt câu hỏi không biết: “Ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người là gì?”. Đường ranh giới giữa sân sẽ chia sân làm 2 nửa bằng nhau và có kích thước tương đương đường biên ngang. Trong đó, mỗi phần sân sẽ do một đội đảm nhận và dễ dàng hơn trong việc bắt đầu trận đấu.
Vòng tròn trung tâm
Vòng tròn giữa sân là nơi các cầu thủ giao bóng
Để hai đội có thể thuận lợi hơn trong việc nhập cuộc các trận đấu, vòng tròn giữa sân đã được ra đời để phục vụ cho việc giao bóng. Điều này làm tăng tính công bằng cho môn thể thao hay nhất thế giới.
Từ đường kẻ giữa sân, người ta sẽ lấy một chấm tròn ở trung điểm và từ chấm tròn đó, một đường tròn bán kính 9m15 đã ra đời. Vì thế, đây là khu vực các cầu thủ thực hiện giao bóng trong trận.
Vùng cấm địa 16m50
Cầu thủ đá phạt 11m trong vòng 16m50
Vòng 16m50 là khu vực hoạt động của thủ môn, nơi họ được dùng tay bắt bóng. Không những thế, đây cũng là nơi diễn ra tình huống đá phạt trực tiếp hoặc penalty nếu trọng tài xác định có lỗi xảy ra.
Nếu tính từ mỗi bên cột dọc 16m50, kẻ 2 đường thẳng song song dài 16m50 sau đó nối chúng lại thì ta được vòng cấm địa. Ngoài ra, trong vòng 16m50 sẽ có 1 chấm tròn bán kính 11cm cách khung thành 11m là nơi thực hiện đá phạt đền hoặc diễn ra loạt sút luân lưu. Để khám phá ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người, bạn hãy truy cập ngay https://techtuts.net/rakhoi-tv-491.html và xem các trận cầu đỉnh cao nhé.
Khu vực cầu môn
Thủ môn phát bóng trong khu cầu môn đội nhà
Trong vòng 16m50, còn có 1 hình chữ nhật là vùng 5m50 hay khu vực cầu môn. Từ điểm cách cột dọc 5m50 trên đường biên ngang, kẻ 2 đoạn thẳng song song vuông góc đường biên ngang và dài 5m50 rồi nối lại.
Mục đích của khu cầu môn là giới hạn điểm phát bóng lên. Nếu bóng trôi hết đường biên ngang ở phần sân bên trái thì thủ môn phải phát bóng ở bên trái cầu môn và tương tự với bên còn lại.
Điểm đá phạt góc
Cầu thủ được hưởng 1 quả đá phạt góc
Có rất nhiều câu hỏi về ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người, đặc biệt là điểm đá phạt góc.
Trong một sân đấu sẽ có 4 điểm thực hiện đá phạt góc, trọng tài sẽ xác định đá góc bên nào hoàn toàn phụ thuộc vào tình huống bóng lăn hết đường biên ngang ở phần sân đó.
Ở mỗi góc sân, sẽ có 4 cột cờ được cắm để đánh dấu, chúng làm không nhọn để tránh diễn ra những thương tích không đáng có và tối thiểu cao 1m50. Lấy cột cờ làm tâm, vẽ một ¼ cung tròn đường kính 1m, đây sẽ là nơi thực hiện tình huống đá phạt góc.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người. Và để xây dựng lên một thống các đường kẻ như vậy cần rất nhiều công sức và chúng đã đem giá trị cho không chỉ bóng đá nói riêng mà các môn thể thao nói chung. Và để liên tục cập nhật những tin tức mới thì các độc giả hãy luôn theo dõi website của chúng tôi.