Trang chủ Thể dục Thể thao Trung cuộc cờ vua: chiến thuật, đòn phối hợp, đánh giá thế trận

Trung cuộc cờ vua: chiến thuật, đòn phối hợp, đánh giá thế trận

by Ngo Thinh
1,5K views

Khái niệm, các nhân tố chiến thuật trong giai đoạn trung cuộc cờ vua. Tìm hiểu các đòn phối hợp và phân tích đánh giá thế trận trong cờ vua.

1. Khái niệm trung cuộc

Trung cuộc (còn gọi là giai đoạn giữa ván cờ) là giai đoạn quan trọng nhất của ván cờ. Tại đây diễn ra cuộc tranh đấu gay gắt nhất trên tất cả các mặt tâm lí, kỹ- chiến thuật, chiến lược…các mưu kế và các thủ pháp quyết định để giành ưu thế buộc đối phương phải đầu hàng.

2. Các nhân tố chiến thuật trong giai đoạn trung cuộc

Trung cuộc là giai đoạn căng thẳng nhất của ván đấu, nên các nhân tố chiến thuật được sử dụng trong giai đoạn này cũng chính là các nhân tố chiến thuật trong ván đấu Cờ Vua.

Chiến thuật trong Cờ Vua là tổ hợp các nước đi có định hướng nhằm giải quyết một mục đích nào đó, tại tình huống đã được định trước trong diễn biến của ván cờ

Các nhân tố chiến thuật trong Cờ Vua bao gồm: Tinh thế bó buộc, sự đe dọa, thời gian.

* Tình thế bó buộc:

Khái niệm: Tình thế bó buộc là tình thế mà ở một thời điểm nào đó của ván cờ, một đấu thủ sử dụng một tổ hợp các nước đi có định hướng (kể cả thí quân) để buộc đối phương phải trả lời bằng một loạt các nước đi bắt buộc, dù những nước đi đó làm xấu đi tình thế hiện tại của mình.

– Các định hướng chiến thuật trong tình thế bó buộc:

+ Chiếu hết Vua đối phương

+ Đạt ưu thế hơn quân

+ Đạt thế cờ đơn giản và thuận lợi cho mình

+ Cứu nguy cho thế cờ dưới các dạng: Pát, chiếu vĩnh viễn, lặp lại nước đi.

– Phương tiện tạo tình thế bó buộc: là các đòn phối hợp, hoặc tổ hợp các nước đi “dồn ép” nhằm gây căng thẳng cho đối phương. Việc sử dụng tổ hợp các nước đi như vậy gọi là: “Các đòn chiến thuật”

– Các dạng thức của đòn chiến thuật:

+ Thu hút;

+ Đánh lạc hướng (khỏi ô bảo vệ, khỏi mục đích đã định);

+ Tiêu diệt quân phòng thủ Vua;

+ Giằng quân;

+ Che Chắn;

+ Giải phóng ô;

+ Giải phóng đường;

+ Giải tỏa và phá huỷ (Hi sinh Tượng để phá huỷ, lôi kéo Vua…);

+ Đòn đánh đôi…

3. Đòn phối hợp

a. Khái niệm:

Trong cờ Vua, một loạt các nước đi liên tiếp gắn bó với nhau một cách logic được gọi là một thế biến hay một phương án. Một thế biến không tuân theo một kế hoạch nào cả thì được gọi là thế biến tự do. Một thế biến nếu chơi khác thì sẽ gặp nguy hiểm hơn, trường hợp này gọi là các thế biến bó buộc. Đòn phối hợp là một thế biến bó buộc có thí quân.

Đòn phối hợp có hai đặc tính đó là:

  • Tính bất ngờ và đột ngột của đòn phối hợp:
  • Làm đảo lộn tương quan giữa các quân.

b. Mục đích của đòn phối hợp:

Là nhằm tạo ra thế chiếu hết, thế hoà cờ và đạt ưu thế hơn về lực lượng hay thế trận

c. Thành phần của đòn phối hợp:

+ Lí do xuất hiện đòn phối hợp

+ Phương tiện để thực hiện đòn phối hợp

+ Chủ đề của đòn phối hợp

+ Thực hiện đòn phối hợp.

d. Một số dạng thức đòn phối hợp cơ bản:

* Đòn thu hút:

Khái niệm: Là đòn phối hợp thu hút quân đối phương vào một ô cờ bất lợi, sau đó tấn công vào quân đó.

VD:       – Vg1, Hg2, Xe3, Md3, a3, b2, d4.

– Vg4, Hg5, Xh5, Mg3, a4,b3, d5, e4, h4

Lí do xuất hiện đòn phối hợp: Sự bố trí quân đen bất lợi cho phòng thủ, các quân trắng tích cực cho phép thí Hậu để thu hút Vua đối phương và chiếu hết.

Phương tiện: Xe, Hậu, Mã

Chủ đề: Đòn thu hút

Thực hiện: 1. Hh3! Vh3                    2. Mf2

* Đòn đánh lạc hướng:

Khái niệm: Là đòn phối hợp đánh lạc hướng quân của đối phương ra khỏi một vị trí phòng thủ hay một điểm quan trọng, sau đó tấn công vào điểm hay vị trí quan trọng đó.

Đòn đánh lạc hướng được chia làm ba dạng:

  • Đánh lạc hướng ra khỏi ô bảo vệ;
  • Đánh lạc hướng ra khỏi đường bảo vệ;
  • Đánh lạc hướng

– Hình trên – Đen đi trước thắng?

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Đen có hai Mã ở trung tâm rất mạnh, Tượng d6 của Đen đang hướng về cánh Vua Trắng nên Đen có thể thí Hậu vào ô h2 để đánh lạc hướng Vua Trắng ra ô cờ bất lợi với ý đồ chiếu hết.

– Phương tiện: Hậu, Tượng, Mã, Tốt.

– Chủ đề: Đánh lạc hướng

– Thực hiện: 1…Hh2+     2.Vh2 Mf3++     3.Vh3 Meg5+     4.Vg4 h5+ 5.Vf5 g6+     6.Vf6  Te7+     7.Vg7  Xh7     8.Vg8 0-0-0 #.

– Hình trên – Đen đi trước thắng?

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Trắng đang ở vị trí không thuận lợi, khả năng phòng thủ của các quân Trắng yếu. Vua Trắng bị chính các quân của mình cản trở. Hậu và Xe Đen rất tích cực. Đen có thể thí Xe thu hút Vua Trắng để giành thắng lợi.

– Phương tiện: Hậu, Xe, Tốt.

– Chủ đề: Đòn đánh lạc hướng.

Thực hiện: 1….Xf1+ !     2.Vf1 Hh1 #

* Đòn thắt cổ:

Khái niệm: Đòn thắt cổ là đòn phối hợp buộc các quân của đối phương khoá chặt Vua của mình sau đó dùng Mã chiếu hết.

VD: Thế cờ (Trắng đi trước và thắng)

– Vh1, Hc4, Mg5, g2,h2

– Vh8, Hb2, Xf8, g7,h7

Lí do xuất hiện đòn phối hợp: Vua đen bị áp chặt bới các Tốt g7, h7, ô g8 bị Hậu trắng kiểm soát . Đó chính là lí do để trắng xuất hiện đòn phối hợp.

– Phương tiện: Hậu , Mã

– Chủ đề: Đòn thắt cổ

– Thực hiện: 1. Mf7 + Vg8   2. Mh6 ++ Vh8    3. Hg8 + Xg8    4. Mf7 #

– Hình trên – Đen đi trước thắng?

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Các quân Trắng nằm ở những vị trí không thuận lợi, khả năng phòng thủ yếu. Hậu và Mã Đen rất mạnh đang đe dọa tấn công điểm f2 rất yếu của Trắng. Vua Trắng đang bị gò bó, Đen có thể tận dụng thời cơ này để đánh thắng.

– Phương tiện: Hậu, Mã.

– Chủ đề: Đòn thắt cổ.

– Thực hiện: 1.Mf2+    Vg1       2.Mh3 + +  Vh1       3.Hg1+ !  Xg1       4.Mf2 #.

Nếu 2. Vf1 thì 3.Hf2 #.

* Đòn giằng quân:

– Khái niệm: Là một thủ pháp hữu hiệu để hạn chế sự cơ động của quân đối phương.

VD:       – Vh1, Hh2, Tb2

– Vh8, Hb8, Xf4 ,g7, h6

Lí do xuất hiện đòn phối hợp: Ở thế cờ trên Tốt g7 đang che mặt Vua trước sự tấn công của Tượng b2. Đó chính là lí do để trắng thực hiện đòn phối hợp.

– Phương tiện: Hậu, Tượng

– Chủ đề: Đòn giằng quân vì Tượng b2 giằng Tốt g7 không ăn lên h6 được. Bên trắng đã tận dụng đòn giằng quân này để đánh đòn quyết định.

– Thực hiện: 1. Hh6 + Vg8 2.

* Đòn bắt đôi: (đòn kép)

– Khái niệm: Là đòn đánh của một quân tấn công cùng một lúc vào hai quân của đối phương (đòn chiếu đôi là một trường hợp đặc biệt của đòn bắt đôi, khi mở đường đồng thời lại có nước chiếu đối phương).

Có hai nhân tố cơ bản tạo nên đòn bắt đôi:

+ Quân không được bảo vệ hoặc bảo vệ không chắc.

+ Sự bố trí quân không hợp lí.

VD:       – Vf1, Hd1, Me3, a2, f2, g2.

– Vg8, Hh2, Mf6, a3, f7, g6, h7.

– Lí do xuất hiện đòn phối hợp: Giả sử Vua đen ở vị trí f6 thay vị trí quân Mã thì lập tức bị quân Mã trắng tiến lên ô g4 bắt đôi. Đây chính là lí do xuất hiện đòn phối hợp.

Phương tiện: Hậu , Mã

– Chủ đề: Đòn bắt đôi

– Thực hiện:1. Hd8+ Vg7 Hf6+ Vf6 3. Mg4+ Vf5 4. Mh2

– Hình trên – Trắng đi trước thắng.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Mã c6 Đen không có quân khác bảo vệ nên rất dễ bị tấn công. Tượng Trắng ở b1 khống chế đường chéo b1 – h7 rất mạnh. Giả sử khi Trắng giải phóng được quân Mã c3 khỏi cột “c” và Quân Hậu lên ô c2 thì sẽ tạo được 2 đe dọa đối với Đen: đe dọa Hh7 # và Hc6 bắt Mã. Đó cơ hội để bên Trắng tận dụng tạo ưu thế.

– Phương tiện: Hậu, Tượng, Mã.

– Chủ đề: Đòn bắt đôi.

– Thực hiện: Md5 ed 2.Hc2 f6    3.Hc6, Trắng có ưu thế lớn.

* Đòn quá tải:

Khái niệm: “Quá tải” là trường hợp một quân cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ phòng thủ trở lên. Nếu đối phương tập trung lực lượng đánh vào quân quá tải đó thì gọi là đón quá tải.

VD: – Vh1, Hc3, Xg1, b2, h3.

– Vh8, Hd4, M(a8, d8), a7, b6, c5, g6, h7.

Lí do xuất hiện đòn phối hợp: Quân Hậu đang thực hiện hai nhiệm vụ là bảo vệ Vua và Mã ở Do vậy , Hậu đen đã bị quá tải trong việc phòng thủ. Đó chính là lí do để xuất hiện đòn phối hợp.

  • Phương tiện: Hậu, Xe , Tốt.
  • Chủ đề : Đòn quá tải.
  • Thực hiện: 1. Xd1 Hc3 Xd8 + Vg7             3. c3

* Đòn cắt đường:

– Khái niệm: Là việc đối thủ vô hiệu hoá đối phương bằng cách ngăn cản khi đối phương chiếm giữ một đường quan trọng nào đó trong việc phòng thủ.

– Hình dưới – Trắng đi trước thắng.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Hậu và Xe Trắng đang đe dọa chiếu hết Đen ở hàng ngang thứ 8. Nếu ngăn cản được sự phòng thủ của Hậu và Xe Đen trên hàng ngang đó thì Trắng thắng cuộc

– Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.

– Chủ đề: Đòn cắt đường.

– Thực hiện: 1.Me8 He8    2.Te8  Xe8     3.Hf8 + Xf8     4.Xf8 #.

Hình trên – Đen đi trước thắng.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen đang bị gò bó, các quân Trắng phòng thủ yếu. Các quân Đen đang hướng tập trung vào vị trí Vua Trắng. Hậu Trắng đánh vào ô h3 đe dọa chiếu hết để mở đường cho Xe đánh vào ô h2. Đó là lý do xuất hiện đòn phối hợp.

– Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.

– Chủ đề: Đòn cắt đường.

– Thực hiện: ….Hh3+ 2.gf Xh2+     3.Vg1 Me2 #. Nếu 2.Vg1 thì 2..Hh2 #.

* Đòn phong cấp:

– Khái niệm: Đòn phong cấp là đòn phối hợp được tạo dựng bởi việc sử dụng các nước đi phong cấp của Tốt.

Hình trên – Trắng đi trước hoà.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Trắng đang bị đe dọa chiếu hết, nên Trắng phải tìm cách cứu nguy cho mình. Đến lượt đi của mình, Tốt Trắng có thể phong cấp thành Mã để thủ hoà vì Vua Đen đang bị gò bó do các quân của mình cản trở.

– Phương tiện: Tượng, Mã, Tốt.

– Chủ đề: Đòn phong cấp.

– Thực hiện: 1…f8/M + Xf8   2. Mf8 + … thực hiện chiếu bất biến ba lần và hoà.

* Đòn cầu hoà:

– Khái niệm: Là đòn phối hợp nhằm mục đích đạt được thế cờ hoà.

Hình trên – Trắng đi trước hoà.?

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Bên Đen đang có ưu thế về lực lượng nhưng khả năng phòng thủ của quân Đen yếu. Trắng có thể thực hiện đòn phối hợp để đưa về thế cờ hoà ở tình thế “chiếu bất biến”.

– Phương tiện: Hậu, Xe.

– Chủ đề: Đòn cầu hoà.

–   Thực hiện: 1.Xa4 Ha4    2.Hh5 + Vg8     3.He8 +  Vh7     4.Hh5 + Vg8… và hoà cờ.

– Hình trên – Trắng đi trước hoà.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Trắng bị gò bó do các Tốt của mình cản trở. Bên Đen đang có ưu thế về lực lượng, nhưng ô g6, h6 rất yếu (không được các quân cờ khác bảo vệ). Trắng có thể tận dụng sự phòng thủ sơ hở của Đen để tấn công vào điểm yếu g6, h6 để đưa ván cờ về kết cục hoà.

– Phương tiện: Hậu.

– Chủ đề: Đòn cầu hoà.

– Thực hiện: 1. Hg6 + Vh8   2.Hh6 + Vg8     3.Hg6 + … thực hiện chiếu bất biến 3 lần và hoà cờ.

* Đòn phục kích.

– Khái niệm: Là loại đòn phối hợp phức tạp, nó mang tính bí mật, quân đánh thường nấp phía sau quân mình.

Hình trên – Trắng đi trước thắng.

– Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Bên Trắng đã chuẩn bị một đội quân rất mạnh trên cột “e”. Vua Đen chưa nhập thành, khả năng phòng thủ của quân Đen yếu. Nếu Trắng phải phóng được cột “e” thì họ sẽ có một cuộc tấn công rất nguy hiểm đối với Đen.

– Phương tiện: Hậu, Xe, 2 Mã, Tượng.

– Chủ đề: Đòn phục kích.

Thực hiện: 1.Mf7 +  Mf7    2.Mf6 gf6    3.He8 +  Ve8     4.Tb5 + Vd8 5.Xe8 #

– Hình bên-Trắng đi trước thắng.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen đang bị Xe Trắng không chế ở cột “b” nên rất gò bó. Các quân Trắng đang tập trung ở cánh Hậu đe dọa tấn công Vua Đen. Các quân Đen phòng thủ không tích cực.

– Phương tiện: Hậu, 2 Xe, Mã.

– Chủ đề: Đòn phục kích.

– Thực hiện: Md5 Hd6 2.Xa7 +  Ha7     3.Ha4 # . Nếu 1. Hc2 thì 2.Mc7#, hoặc 1….Hd5     2.Xa7 Va7    3.Ha4 + Ha5     4.Ha5 #, hoặc 1.Hd4    2.Xd4 – Trắng có ưu thế lớn.

* Đòn giải phóng ô.

Khái niệm: Là đòn phối hợp thực hiện gắn với việc giải phóng một ô cờ quan trọng cho quân khác chiếm đóng (thường là Mã).

Hình trên – Trắng đi trước thắng.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Bên Trắng có khả năng tấn công Vua đối phương nhờ 2 đường chéo a2 – g8, b1 – h7. Nếu Mã Trắng nằm ở ô g6 thì sẽ có uy hiếp lớn đối với Đen.

– Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.

– Chủ đề: Đòn giải phóng ô.

– Thực hiện: Xg5 Xf6    2.Mg6 Xg6     3.Hg6 Hf8, Trắng có ưu thế lớn.

Hình trên – Trắng đi trước thắng.

Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen bị chính 2 Xe của mình cản trở nên rất gò bó. Tượng Trắng ở c4 khống chế đường chéo a2 – g1 rất mạnh. Trắng đang đe dọa tấn công vào điểm f7. Nếu Mã Trắng đến được ô f6, thì sẽ giải phóng được đường chéo a2 – g8 của Tượng, tạo ra mối đe dọa nguy hiểm đối với Đen.

– Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.

– Chủ đề: Đòn giải phóng ô.

– Thực hiện: Hg6 Hg5 2.Mf6 +  Hf6    3.Xf6 – Trắng có ưu thế quyết định.

* Đòn phong tỏa:

Khái niệm: Là đòn phối hợp dùng lực lượng của mình phong tỏa các quân của đối phương buộc họ lâm vào tình trạng nguy hiểm không có lối thoát (có trường hợp dùng quân của đối phương phong tỏa đối phương).

VD:     – Vg5, a6, c5.

– Vb8, f5, g6, h5

Lí do xuất hiện: Bên đen có 3 Tốt f,g,h nhưng không thể rời vị trí ban đầu được. Nếu Vua trắng đứng yên tại g5, Vua đen phải đứng ở b8 để ngăn chặn hai Tốt trắng, sau đó buộc đen phải dịch chuyển Tốt f hoặc h và bị đối phương bắt dẫn tới thua cuộc.

– Phương tiện: Vua, Tốt

– Chủ đề: Đòn phong tỏa.

– Thực hiện: 1/. c6! h4 2. Vh4 f4 3. Vg4 g5 4. Vf3

4. Phân tích đánh giá thế trận:

Phân tích đánh giá thế trận là quá trình xác định tình thế của hai bên thông qua những dấu hiệu đặc trưng của tình huống, để từ đó tạo cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch chơi tiếp theo.

Các nhân tố cơ bản trong việc đánh giá thế trận:

Để có thể phân tích đánh giá đúng thế trận, cần thiết phải dựa vào các nhân tố sau:

* Ô mạnh, ô yếu:

Ô mạnh là ô không bị Tốt đối phương tấn công và được sự bảo vệ bằng tốt của mình. Như vậy trong các ô mạnh, các quân chiếm lĩnh các ô an toàn , dễ dàng thực hiện nhiệm vụ cuả mình mà không sợ đòn tấn công nào. Ngược lại ô mạnh của bên này đồng thời là ô yếu của bên kia.

* Cấu trúc Tốt:

“Tốt” Đó là linh hồn của ván cờ, chính chúng đã tạo ra những điều kiện để tấn công hay phòng thủ. Thắng hay bại của ván cờ tuỳ thuộc vào vị trí hay hoặc dỡ của những quân tốt.

* Cột mở:

Là cột không có Tốt đứng. Nếu cột mà chỉ có Tốt của một bên thì được gọi là cột nửa mở.

Ý nghĩa của việc chiếm cột mở là việc đưa các quân nặng xâm nhập vào thế trận của đối phương, Với các đe doạ nguy hiểm ở các hàng ngang, đặc biệt là hàng ngang thứ 1 hoặc 2 (đối với bên trắng) và hàng ngang 7 , 8 (đối với bên đen)

* Đường chéo: Rất quan trọng trong thế trận liên hoàn (Hậu , Tượng)

* Sự phân bố các quân: Khi các quân được bố trí trên các vị trí tích cực và vững mạnh, thì có thể xây dựng được kế hoạch chơi hiệu quả. Ngược lại, nếu bố trí các quân thiếu vững chắc, sẽ dễ dàng bị thất bại, kế hoạch phản công sẽ bị bẻ gãy.

* Không gian và trung tâm:

Trung tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, như một pháo đài chỉ huy bao quát toàn bộ bàn cờ. Nếu làm chủ khu vực này thì sẽ có ý nghĩa quyết định cho diễn biến tiếp theo của ván đấu. Khi ở trung tâm thì quân cờ sẽ phát huy được tối đa sức mạnh của mình, cũng như khả năng phòng thủ.

* Vị trí của Vua:

Vua có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chơi, và kết quả của ván đấu.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]