Trang chủ Văn hóa học Tọa độ văn hóa là gì? Tọa độ văn hóa Việt Nam

Tọa độ văn hóa là gì? Tọa độ văn hóa Việt Nam

by Ngo Thinh
1,3K views

– Khái niệm tọa độ văn hóa:

Tọa độ văn hóa là phương pháp nghiên cứu văn hóa theo hai trục cơ bản: không gian văn hóa thời gian văn hóa. Thông thường, không gian văn hóa vẫn được quan niệm là vùng địa lý; còn thời gian văn hóa được xác định bằng niên đại lịch sử.

Về thực chất, đây là phương pháp nghiên cứu mang tính tổng hợp, bởi nó bao hàm trong bản thân nhiều phương pháp hỗ trợ khác; mà cụ thể là: nó sử dụng phương pháp lôgíc, địa văn – hóa, giao lưu – tiếp biến văn hóa..vv, để xác định không gian văn hóa. Trong khi đó, phương pháp lịch sử được sử dụng để xác định thời gian văn hóa.

Cũng có thể vận dụng cả chiều thứ ba để xác định tọa độ văn hóa – đó là chiều chủ thể văn hóa. Việc bổ sung như vậy là có lợi đối với các nghiên cứu về văn hóa tộc người song lại gây trở ngại cho các nghiên cứu về văn hóa dân tộc.

Bởi vậy, thông thường người ta chỉ sử dụng hai chiều là không gian và thời gian để xác định tọa độ văn hóa dân tộc.

– Tọa độ văn hóa Việt Nam

+ Không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt với đáy là sông Dương tử và đỉnh là vùng bắc Trung bộ Việt Nam (với nền nông nghiệp lúa nước, trống đồng Đông Sơn và họ Hồng Bàng).

Ở phạm vi rộng hơn, không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonesien lục địa với cạnh đáy là sông Dương tử ở phía bắc và đỉnh là đồng bằng sông Mêkông ở phía nam.

Xét từ trong cội nguồn, không gian văn hóa Việt Nam vốn được định hình trên nền của không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á. Khu vực này như một hình tròn bao quát cả Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Từ sau công nguyên khu vực Đông Nam Á bị thu hẹp do sự bành trướng của Trung Quốc ở phía nam sông Dương tử.

+ Thời gian văn hóa Việt Nam được chia thành các giai đoạn:

  • Giai đoạn văn hóa tiền sử (vài nghìn năm trước CN) của cư dân Nam Á với sự hình thành nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn này bằng hình ảnh Thần Nông.
  • Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc (giữa thiên niên kỷ thứ III TCN) ứng với thời đại đồ đồng, là thời điểm hình thành chủng Nam Á (Bách Việt). Giai đoạn này gắn với truyền thuyết Họ Hồng Bàng. Thành tựu chủ yếu là nông nghiệp lúa nước; luyện kim đồng (Đông Sơn). Giai đoạn này đã tạo nên đỉnh cao rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng đến toàn khu vực.
  • Giai đoạn văn hóa thời Bắc thuộc (TK I TCN đến năm 938): Chống lại sự đồng hóa của Trung Quốc; Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc; Bắt đầu giao lưu, tiếp nhận văn hóa Trung Quốc và khu vực.
  • Giai đoạn văn hóa Đại Việt (TK 10 – 14): văn hóa bản địa tiếp sức với văn hóa Phật giáo, chuyển sang văn hóa Nho giáo.
  • Giai đoạn văn hóa Đại Nam: từ thời Trịnh – Nguyễn đến thời kỳ Pháp thuộc: Có sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính; Nho giáo được đưa lên làm quốc giáo và suy tàn; Khởi đầu của sự xâm nhập văn hóa phương Tây bắt đầu cho thời kỳ hội nhập văn hóa nhân loại.
  • Giai đoạn văn hóa hiện đại: từ năm 1945 đến
5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]