Trang chủ Xã hội học Chủ thể xã hội là gì?

Chủ thể xã hội là gì?

by Ngo Thinh
371 views

Chủ thể xã hội là gì?

Chủ thể xã hội là gì?

Chủ thể xã hội là các thực thể xã hội tạo ra các hoạt động xã hội. Nói cách khác, chủ thể xã hội là xã hội loài người – bộ phận chính, giữ vai trò chủ yếu trong xã hội. Chủ thể xã hội bao gồm: cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp và dân tộc.

Các chủ thể xã hội

Cá nhân

Cá nhân vừa với tư cách là những cá thể riêng biệt, độc lập hiện hữu, vừa với tư cách là thành viên tồn tại trong nhóm, trong những mối quan hệ tác động qua lại với các cá nhân khác trong hoạt động xã hội.

Xã hội học nghiên cứu các mối quan hệ xã hội:

  • Mối quan hệ giữa con người với xã hội;
  • Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên;
  • Mối quan hệ giữa con người với con người;
  • Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể.

 Đặc điểm cá nhân

  • Cá nhân là một thực thể sinh học – xã hội chỉ xuất hiện một lần và không bao giờ lặp lại.
  • Cá nhân là sản phẩm đặc biệt của tự nhiên và nó mang bản chất xã hội (động vật cao cấp có tư duy, có ngôn ngữ, biết lao động…).
  • Cá nhân là biểu hiện cụ thể sự hợp nhất mang ý nghĩa xã hội và quan hệ xã hội có liên đến bản chất của một xã hội cụ thể.

Nhóm xã hội

Nhóm là tập hợp những con người, kể từ hai người trở lên, có chung mục đích dù là tích cực hay tiêu cực và hoạt động cùng nhau để đạt mục đích.

Nhóm theo nghĩa hẹp là những nhóm nhỏ, là một tập hợp xã hội ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau.

Nhóm theo nghĩa rộng là những nhóm lớn, là tập hợp các cộng đồng nhóm được hình thành trên cơ sở dấu hiệu xã hội chung có liên quan đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm trong xã hội.

Đặc trưng cơ bản của nhóm:

  • Những thông số cơ bản nhất của nhóm là thành phần, cấu trúc, các quá trình của nhóm, chuẩn mực và giá trị nhóm.
  • Nhóm là chủ thể của hoạt động và nhận thức, nên việc phân tích cấu trúc hoạt động của nhóm rất quan trọng. Vì thế, về cấu trúc nhóm, có thể nêu một số biểu hiện như cấu trúc giao tiếp, cấu trúc lựa chọn, cấu trúc quyền lực.

Phân loại nhóm

Việc phân loại nhóm có nhiều ý kiến khác nhau, nhìn chung mỗi đặc trưng của nhóm đều có thể là tiêu chí để phân loại nhóm. Tuy nhiên, sự phân tán các tiêu chí phân loại gây khó khăn cho việc nghiên cứu nhóm. Do vậy, các nhà lý thuyết dùng một tổ hợp tiêu chí để phân loại nhóm như sau:

  • Mức độ phát triển của văn hóa;
  • Dạng cấu trúc;
  • Nhiệm vụ và chức năng;
  • Dạng tư tưởng chủ đạo;
  • Thời gian tồn tại của nhóm;
  • Nguyên tắc gia nhập;
  • Hình thức hoạt động của nhóm.

Căn cứ vào những tiêu chí phân loại trên, có thể đưa ra một số loại nhóm như sau:

  • Nhóm sơ cấp – thứ cấp;
  • Nhóm chính thức – nhóm không chính thức;
  • Nhóm tự nguyện – nhóm không tự nguyện;
  • Nhóm nhóm thực – quy ước;
  • Nhóm thí nghiệm – nhóm tự nhiên;
  • Nhóm lớn – nhóm nhỏ;
  • Nhóm ngang hàng.

Giai cấp

Giai cấp là những tập đoàn đông đảo người trong xã hội, khác nhau về vị trí và vai trò trong hệ thống sản xuất, xã hội nhất định, về hưởng thụ của cải làm ra trong xã hội tùy theo địa vị chiếm hữu hay không chiếm hữu tư liệu sản xuất.

Dân tộc

Dân tộc là một cộng đồng chính trị – xã hội tương đối ổn định, được hình thành trong quá trình lịch sử, có những mối quan hệ chung về lãnh thổ, cư trú, ngôn ngữ, tâm lý dân tộc, kinh tế và một số đặc trưng về văn hóa, được hình thành trên cơ sở phát triển của bộ tộc.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net