Trang chủ Khoa học Chính trị Tư tưởng chính trị của phái Nho gia (Khổng Tử, Mạnh Tử)

Tư tưởng chính trị của phái Nho gia (Khổng Tử, Mạnh Tử)

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 942 views

Tư tưởng Nho gia chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc và các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Hai đại diện tiêu biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử và Mạnh Tử.

Khổng Tử (551- 479 TCN)

Khổng Tử là những người sáng lập ra trường phái Nho gia. Nội dung của tư tưởng chính trị Khổng Tử: Tư tưởng chính trị của Khổng Tử là vì sự bình ổn của xã hội – một xã hội thái bình thịnh trị. Theo Khổng Tử là chính đạo, đạo người làm chính trị là phải ngay thẳng, lấy chính trị để dẫn dắt dân. Để thiên hạ có đạo, quay về lễ, phải củng cố điều Nhân, coi trọng lễ nghĩa thì xã hội sẽ ổn định.

Khổng Tử đề ra thuyết : “Nhân – Lễ – Chính danh”.

1/ Nhân

Nhân là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Nhân là thước đo quyết định thành bại, tốt xấu của chính trị. Nội dung của Nhân bao hàm các vấn đề đạo đức, luân lí của xã hội. Biểu hiện trong chính trị như sau:

  • Thương yêu con người,
  • Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là nhân,
  • Tôn trọng và sử dụng người hiền.

Nội dung của Nhân là nhân đạo, thương yêu con người, giúp đỡ lẫn nhau.

2/ Lễ

Lễ: Là qui định, nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử lí luận hóa biến Lễ thành những qui định, trật tự phân chia thứ bậc trong xã hội, thể hiện trong sinh hoạt: hành vi, ngôn ngữ…. Ai ở địa vị nào thì sử dụng lễ ấy, lễ là bộ phận của Nhân; Lễ là ngọn, Nhân là gốc.

Lễ qui định chuẩn mực cho các đối tượng quan hệ: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, chúng có quan hệ 2 chiều, phụ thuộc nhau.

3/ Chính danh

Chính danh là danh phận đúng đắn, ngay thẳng. Là phạm trù cơ bản trong thuyết chính trị của Khổng Tử. Phải xác định danh phận, đẳng cấp, vị trí của từng các nhân, tầng lớp trong xã hội. Danh phải phù hợp với thực, nội dung phải phù hợp với hình thức. Đặt con người vào đúng vị trí, chức năng, phải xác định danh trước khi có thực

Chính danh và Lễ có mối quan hệ chặt chẽ: muốn Danh được Chính thì phải thực hiện Lễ, chính danh là điều kiện để trau dồi lễ.

Học thuyết của Khổng Tử xây dựng trên 3 phạm trù cơ bản: Nhân – Lễ – Chính danh. Nhân là cốt lõi vấn đề, vừa là điểm xuất phát cũng là mục đích cuối cùng của hệ thống. Học thuyết của Khổng Tử là “đức trị” vì lấy đạo đức làm gốc. Điều Nhân được biểu hiện qua Lễ, chính danh là con đường để đạt tới điều Nhân. Ba yếu tố có quan hệ biện chứng tạo nên sự chặt chẽ của học thuyết.

Nội dung tư tưởng chính trị của Khổng Tử cũng chính là những mặt tích cực của trường phái Nho gia.

Tuy nhiên, Về bản chất, học thuyết chính trị của Khổng Tử là duy tâm và phản động. Vì nó không tính đến các yếu tố vật chất của xã hội mà chỉ khai thác yếu tố tinh thần. Mục đích của học thuyết này là bảo vệ chế độ, đẳng cấp, củng cố địa vị thống trị của giai cấp quí tộc đã lỗi thời, đưa xã hội Trung Quốc trở về thời Tây Chu.

– Theo Khổng Tử, đạo Nhân không phải để cho tất cả mọi người mà chỉ có ở những người quân tử (quí tộc, trí thức thuộc tầng lớp thống trị), còn kẻ tiểu nhân( người lao động, tầng lớp bị trị) thì không bao giờ có.

– Lễ không phải dùng cho tất cả mọi người mà nó chỉ đem áp dụng cho những người có Nhân vì: “không có nhân thì giữ lễ làm sao được”. “Kẻ tiểu nhân mà có lễ lá điều chưa từng có”.

Mạnh Tử (372- 298 TCN)

Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển những tư tưởng của Khổng Tử, xây dựng học thuyết “ Nhân chính”. Tư tưởng chính trị bao gồm những nội dung sau:

– Thuyết tính thiện: theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người là thiện (nhân chi sơ tính bản thiện). Con người có lòng trắc ẩn thì tự nhiên có lòng tu ố, từ nhượng, thị phi. Lòng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ, lòng thị phi là trí

– Quan niệm về vua-tôi-dân: Thiên tử là do trời trao cho thánh nhân, vận mệnh trời nhất trí với ý dân. Quan hệ vua-tôi là quan hệ 2 chiều. Tiến thêm 1 bước ông cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ, vua tàn ác thì phải gọi là thằng.

Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra tư tưởng trọng dân: dân là quí nhất, quốc gia thứ hai, vua không đáng trọng.

–  Quan niệm quân tử – tiểu nhân: Quân tử là người lao tâm, cai trị người và được cung phụng. Tiểu nhân là người lao lực, bị cai trị và phải cung phụng người. Mạnh tử đề xuất chủ trương “ thượng hiền” dùng người hiền tài để thực hành nhân chính.

– Chủ trương vương đạo: Mạnh Tử kịch liệt phản đối “bá đạo”, nguồn gốc của mọi rối ren loạn lạc. Chính trị “vương đạo” là nhân chính lấy dân làm gốc.

Học thuyết nhân chính của Mạnh Tử có nhiều tiến bộ so với Khổng Tử. Tuy vẫn đứng trên lập trường của giai cấp thống trị nhưng ông đã nhìn thấp được sức mạnh của nhân dân, chủ trương thi hành nhân chính, vương đạo. Đây là những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo. Tuy nhiên, điểm hạn chế của ông là còn tin vào mệnh trời và tính thần bí trong việc giải quyết vấn đề quyền lực.

Mạnh Tử đưa ra luận điểm coi trọng dân chỉ là thủ đoạn chính trị để thống trị tốt hơn mà thôi.

Liên hệ với Việt Nam

Việt nam là nước láng giềng của Trung Quốc lại nằm dưới ách 1000 năm bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng chính trị của trường phái Nho giáo. Nho giáo vào Việt Nam đã được Việt hóa nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước đã khi thác những mặt tích cực của nho giáo để khẳng định giá trị truyền thống của dân tộc.

Điều đó được thể hiện như sau: Nho giáo ảnh hưởng tới nền giáo dục nước ta( tiên học lễ hậu học văn),. Các kiến trúc đất, đền thờ, văn miếu thờ Khổng Tử cũng đều mang đậm nét tư tưởng của Nho giáo. Có thể nói Nho giáo ở Việt nam được sử dụng như hệ tư tưởng chính thống. Nho giáo trở thành tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người. Truyền thống quan hệ cha con và anh em đến nay trong gia đình Việt Nam vẫn giữ được tư tưởng của Nho giáo, là nét đẹp trong quan hệ văn hóa xã hội. Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình và dòng họ. Những nghi thức hằng ngày, những lời răn dạy của ông cha được lưu truyền cho đến đời con cháu.

Tuy nhiên, Nho giáo cũng có những mặt tiêu cục là xem nhẹ dân, không phát huy sức sáng tạo của dân. Tư tưởng coi thường phụ nữ ăn sâu vào đầu óc người Việt Nam từ xưa đến nay, lấy tiêu chuẩn tứ đức làm đầu” công, dung, ngôn, hạnh”. Điều đó khiến người phụ nữ bị dồn nén trong vòng tứ đức mà không phát huy hết được năng lực của mình.

Về kinh tế: Nho giáo cũng khuyên người ta nên làm giàu, tạo ra của cải vật chất cho xã hội “dân giàu, nước mạnh”

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net